Lý do xuất khẩu xi măng gặp khó

Lý do xuất khẩu xi măng gặp khó

Nguyễn Hương Anh

Nguyễn Hương Anh

Thứ 4, 06/07/2022 21:40

Trong 6 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu xi măng, clinker đạt gần 16,2 triệu tấn, trị giá 740 triệu USD, giảm 22% về lượng, giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước

Hiện Trung Quốc và Philippines vẫn là 2 thị trường xuất khẩu chính của xi măng, clinker Việt Nam. tuy nhiên, tại cả 2 thị trường này, mức nhập khẩu sản phẩm từ các nhà cung cấp Việt Nam đều sụt giảm trong nửa đầu năm 2022.

Các chuyên gia chỉ rõ, nguyên nhân do Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero-Covid, cùng đó là thị trường bất động sản của nước này đang trong trạng thái suy giảm khiến sản lượng tiêu thụ xi măng cũng giảm mạnh trong thời gian qua. Còn đối với thị trường xuất khẩu xi măng lớn thứ 2 là Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi vận tải biển khó khăn và giá cước cao...

Lượng xi măng và clinker xuất sang các thị trường theo Hiệp định thương mại FTA - CPTTP đạt 685.232 tấn, tương đương 30,24 triệu USD với mức giá 44 USD/tấn - tăng 14,3% về khối lượng, tăng 21% về trị giá và tăng 6% về giá so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung, giá xuất khẩu trung bình xi măng và clinker 6 tháng qua đạt 45,5 USD/tấn, ước tăng khoảng 15% so với cùng kỳ. Nhưng đà tăng của chi phí đầu vào, đặc biệt là than phục vụ sản xuất clinker cũng đã tăng gần 500 USD/tấn vào thời điểm tháng 5/2022. Do đó, so với mức giá 75-80 USD/tấn hồi cuối năm 2020, thì mức tăng giá xuất khẩu kể trên vẫn quá thấp.

Một số doanh nghiệp sản xuất xi măng phản ánh, với giá đầu vào tăng cao như hiện nay, nhất là giá than vừa tăng vừa khan hiếm nguồn cung thì càng sản xuất càng lỗ. Cao điểm khi giá than tăng, 1 tấn xi măng ước lỗ khoảng 200.000 - 240.000 đồng, kể cả có đầu ra tốt thì vẫn không hiệu quả.

Ngoài giá than phi mã do tác động không mong muốn từ xung đột Nga - Ukraine, cộng với giá tất cả các nguyên liệu đầu vào khác, giá điện, vỏ bao, nhân công, vận chuyển đều tăng do giá xăng dầu nhảy múa thì bài toán hiệu quả với các doanh nghiệp xi măng đang là vấn đề lớn, đại diện một doanh nghiệp xi măng xác nhận.

Kinh tế vĩ mô - Lý do xuất khẩu xi măng gặp khó

Xuất khẩu xi măng, clinker 6 tháng 2022 đạt trên 16 triệu tấn, trị giá 740 triệu USD, bằng 77,9% và 92,3% so với cùng kỳ. Ảnh: Báo Đầu tư. 

Tổng công ty Xi măng Việt Nam cho biết, tháng 10/2020, loại than mà Vicem vẫn dùng có giá chỉ 50-60 USD/tấn, đến giờ có thời điểm 490 USD/tấn, tăng gấp 8 lần. Với giá than cao như vậy mà mang ra đốt để nghiền clinker thì doanh nghiệp khó có lãi.

Hai là cùng với than nhập khẩu tăng gần chục lần, than trong nước cũng tăng giá mạnh, riêng tháng 5/2022, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có 2 lần tăng giá bán. Giá xăng dầu thế giới và trong nước tăng gần 50% so với đầu năm đã kéo theo sự gia tăng của các chi phí cước vận tải và logistics.

Năm 2022, nguồn cung xi măng tiếp tục duy trì ở mức cao (khoảng 108 triệu tấn năm 2022), trong khi tiêu thụ nội địa dự kiến chỉ khoảng 65 triệu tấn, xuất khẩu tiếp tục là kênh tiêu thụ quan trọng của các doanh nghiệp trong ngành.

Trước đó, vào đầu tháng 6, hàng loạt doanh nghiệp đã thực hiện tăng giá xi măng. Điển hình như Công ty TNHH MTV Xi măng Trung Sơn đã gửi thông báo điều chỉnh giá bán sản phẩm Xi măng Trung Sơn đến các nhà phân phối, đại lý với mức tăng 90.000 đồng/tấn sản phẩm đối với các mặt hàng xi măng PCB 30 và 40 ở cả hai loại bao và rời kể từ ngày 10/6.

Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hạ Long cũng thông báo đến các nhà phân phối về việc điều chỉnh giá bán xi măng từ ngày 15-20/6 với giá tăng từ 60.000 - 80.000 đồng/tấn đối với các chủng loại xi măng bao, rời, xi măng công trình dự án, xi măng jumbo.

Từ 16-20/6, Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả cũng điều chỉnh giá bán xi măng tại khu vực miền Bắc và miền Trung tăng từ 60.000 - 100.000 đồng/tấn đối với các chủng loại xi măng bao, rời lấy hàng tại nhà máy chính,...

Giá vật liệu tăng khiến dự án công trình chậm tiến độ 

Giá nguyên VLXD tăng quá mạnh cũng là nguyên nhân khiến hàng loạt dự án đầu tư công bị chậm tiến độ vì không thể giải ngân.

Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia chiến lược Đỗ Hòa cho rằng VN đã có quy định cho phép điều chỉnh giá với các dự án lớn thì thực hiện ngay bởi những lý do khách quan như xung đột quân sự Nga - Ukraine đã khiến giá dầu tăng cao, chi phí vận chuyển nhảy vọt là vượt qua dự báo của hầu hết công ty. Nhưng để tránh hiện tượng “té nước theo mưa” thì cần phải giám sát kỹ.

Đồng quan điểm, TS Dương Như Hùng - Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM - phân tích việc giá VLXD tăng cao là một trong rủi ro về giá trong bất kỳ thực hiện dự án nào. Trong tình hình chung hiện nay khi giá nguyên vật liệu thế giới đều tăng cao thì VN cũng không thể kiểm soát được nên phải chấp nhận. Do vậy, rủi ro này phải được Chính phủ chia sẻ với các nhà thầu khi triển khai các dự án xây dựng nói chung hay hạ tầng, giao thông nói riêng. Nếu không có sự điều chỉnh theo sát thực tế thì tình trạng nhà thầu bỏ công trình gây đình trị các dự án càng khiến cả nền kinh tế bị thiệt hại. Về nguyên tắc thì khi có biến động giá mạnh như thời gian qua, các địa phương phải cập nhật ngay bảng giá mới thay vì cập nhật định kỳ như trước. Nhưng để hạn chế tình trạng bắt tay “thổi giá” hoặc do năng lực của cán bộ thực hiện ở địa phương không đủ thì phải có sự tham gia của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính trong việc công bố giá VLXD để làm cơ sở điều chỉnh giá cho các dự án đầu tư công.

Hương Anh (tổng hợp) 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.