Kể từ ngày thông xe (08/01/2016), tại khu vực giữa ngã tư của hai nút giao này không còn xuất hiện cảnh ùn tắc, các phương tiện ùn ứ, chen lấn nhau, mạnh ai nấy đi như trước. Tuy nhiên, vào giờ cao điểm, 2 hầm ở nút giao thông này vẫn tồn tại cảnh ùn tắc khiến người dân khó khăn khi di chuyển.
Vào giờ cao điểm, các phương tiện tắc nghẽn tại điểm hầm chui Khuất Duy Tiến. Ảnh: Cù Hiền
Vậy, nguyên nhân nào khiến những bất cập trên vẫn còn tồn tại?
Trao đổi với ông Lê Quý Thủy, cán bộ Viện Khoa Học Giao thông Vận tải, cũng là người thường xuyên lưu thông trên tuyến đường này nói: “Bây giờ, tình trạng ùn tắc đã giảm, nhưng đến giờ cao điểm thì người tham gia giao thông vẫn vất vả khi vượt qua đoạn đường này. Theo như tôi thấy, điều bất cập chính là việc cân đối tín hiệu đèn giao thông.
Như thực tế hiện nay, đèn đỏ xuất hiện quá lâu (khoảng 96 giây) trong khi đèn xanh thì chỉ có 65 giây. Chính sự bất cập này đã gây ùn tắc khi đến giờ cao điểm. Kể từ ngày thông hầm đến nay cũng được một thời gian, nhưng tại sao vẫn chưa có cơ quan chức năng vào cuộc để điều chỉnh lại?”
Tại dự án hầm chui nút Trung Hòa, các phương tiện có thể di chuyển dễ dàng theo hai hướng từ đường Trần Duy Hưng đi Đại lộ Thăng Long và ngược lại.
Theo ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin, việc phân luồng, điều tiết của CSGT tại đây chưa thực sự hiệu quả. Thời gian chờ tại các ngã tư khá lâu dẫn đến việc các phương tiện khi lưu thông theo các tuyến đường dẫn ra ngã tư bị ùn ứ.
Đường ùn tắc vào giờ cao điểm tại nút giao thông ngã tư Khuất Duy Tiến. Ảnh: Cù Hiền
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, một chiến sĩ CSGT của Đội CSGT Số 7 (Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội) cho biết: Từ khi đưa hầm chui vào sử d