Nguyên nhân xuất hiện trăng xanh
Sau khi có thông tin "trăng xanh" sẽ xuất hiện vào khoảng 21 giờ đến 21 giờ 45 ngày 31/7 tới đây, nhiều người đã tỏ ra vô cùng háo hức và tò mò.
Để thông tin thêm cho độc giả về hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, chủ tịch hội thiên văn học trẻ Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn cho biết: "Chúng ta biết rằng 1 tháng âm lịch chỉ có 1 lần trăng tròn đó là vào ngày 15 hàng tháng mà dân gian hay gọi là ngày trăng rằm. Tuy nhiên, có những tháng ngày trăng tròn không nhất thiết rơi vào ngày 15 hàng tháng, đôi khi có thể trăng tròn vào ngày 14 hay 16. Tuy nhiên, chu kì mặt trăng chuyển động quanh Trái Đất là hơn 29 ngày. Tính ngày theo âm lịch thì có những tháng có 29 ngày nhưng cũng có tháng có 30 ngày".
Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, chủ tịch hội thiên văn học trẻ Việt Nam (Ảnh: Cù Hiền-Nguyễn Thanh)
"Cách tính ngày theo dương lịch không tính theo chu kỳ của mặt trăng mà tính theo chu kỳ hoạt động của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời nên tháng dương lịch có tháng có 30 hoặc 31 ngày. Tháng Dương lịch sẽ dài hơn tháng Âm lịch nên có những trường hợp, trong 7 tháng có 31 ngày thì ngày 1/7 rơi vào ngày trăng tròn nhưng chu kỳ của trăng chỉ có 29 hoặc 30 ngày nên ngày 31/7 có một ngày trăng tròn nữa. Hiện tượng trăng tròn lần thứ hai trong tháng Dương lịch người ta gọi là trăng xanh . Về mặt bản chất không phải hiện tượng lạ", ông Sơn cho biết thêm.
Báo hiệu sự ô nhiễm môi trường?
Vị chuyên gia về thiên văn học cũng chia sẻ rằng: Về lý thuyết, hiện tượng trăng xanh là một quy ước về văn hóa để gọi lần trăng tròn thứ hai trong tháng Dương lịch. Nhưng trong một số thời đi