Lý giải thú vị về vết thương lên da non lại gây ngứa

Lý giải thú vị về vết thương lên da non lại gây ngứa

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 4, 23/06/2021 06:26

Cảm thấy ngứa khi vết thương lên da non và chuẩn bị lành là hiện tượng hết sức bình thường. Điều này chứng tỏ vùng da bị tổn thương của bạn đang được tái tạo.

Tại sao vết thương lên da non gần lành bị ngứa?

Lý giải vì sao vết thương sắp lành bị ngứa, Bác sĩ Vũ Thu chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống, khi miệng vết thương đang khép kín, lành lại ta thường cảm thấy ngứa đây cũng là điều bình thường bạn không nên quá lo lắng. Vì da của người có nhiều lớp, ở đáy của lớp biểu bì có một tầng tế bào gọi là tầng phát sinh, khi vết thương trên da không sâu, tầng này giúp vết thương lành mau hơn.

Đời sống - Lý giải thú vị về vết thương lên da non lại gây ngứa

Vết thương thường ngứa khi lên da non. Ảnh: ST.

Tuy nhiên, nếu vết thương nông trong quá trình tế bào sinh sôi nên thần kinh không bị kích thích, bệnh nhân không có cảm giác ngứa, vết thương sau khi lành cũng không để lại vết sẹo.

Ngoài ra, nếu vết thương sâu và rộng (lớp da trong bị tổn thương), trong quá trình liền miệng, chung quanh miệng vết thương sẽ hình thành những mầm thịt gọi là tổ chức kết đế. Những mạch máu mới sẽ mọc ra ở lớp kết đế này. Vì dày đặc và mọc nhanh nên chúng rất dễ chèn ép và kích thích những tế bào thần kinh mới mọc, gây ngứa. Sau một thời gian khi miệng vết thương lành hẳn thì độ nhạy cảm kích thích đối với thần kinh sẽ giảm xuống, bạn sẽ không thấy ngứa nữa.

Cách để bớt ngứa khi lên da non

Bạn có thể dùng thuốc bôi kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để chữa vết thương ngoài da lành nhanh và ít ngứa hơn.

Để vết thương bị ngứa mau lành miệng và chóng khỏi, bạn cần lưu ý giữ cho miệng vết thương luôn khô sạch và không bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, các sản phẩm được bán tại các hiệu thuốc như các loại kem trị ngứa hoặc tinh dầu vitamin E,… cũng có thể giúp bạn làm dịu các cơn ngứa ngáy.

Đời sống - Lý giải thú vị về vết thương lên da non lại gây ngứa (Hình 2).

Nên vệ sinh vết thương lên da non đúng cách.

Không sử dụng thịt bò, tôm, rau muống trong giai đoạn vết thương chuẩn bị kéo da non. Vì các loại thực phẩm này có khả năng để lại sẹo, thâm không mong muốn.

Tuyệt đối không sử dụng mặt nạ, các loại mỹ phẩm chăm sóc da trên vùng vết thương hở, vì chúng có thể cản trở quá trình phục hồi của làn da.

Không cọ xát vào vùng vết thương đang lên da non tránh gây tổn thương, viêm nhiễm và làm cho vết thương khó phục hồi.

Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về tình trạng vết thương khi có các biểu hiện lạ như: Sưng, tấy, mưng mủ, vết thương lan rộng,… Đối với những vết thương hở tránh tiếp xúc với các dị nguyên, nước bẩn vì chúng có khả năng kích ứng và nhiễm trùng da.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.