Yếu tố tâm lý khá quan trọng trong điều trị ung thư
Bác sĩ Ngô Toàn Thắng, Bệnh viện 354 (Tổng cục Hậu cần) cho biết: Ung thư không tự nhiên sinh ra, cũng không phát triển thình lình mà là kết quả của một sự tương tranh dai dẳng giữa hệ miễn dịch của cơ thể đã bị suy yếu và quá trình tiếp xúc lâu dài với các nhân tố gây ung thư.
Do đó, chống ung thư cũng phải dựa vào cơ chế đối kháng này. Nếu vừa tăng cường được hệ miễn dịch và chống lại sự phát triển của bệnh bằng những chất chống oxy hóa, vừa chấm dứt việc tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư thì việc khỏi bệnh chỉ là một quy luật tự nhiên. Có thể trường hợp này đã ngăn được bệnh ung thư bằng liệu pháp trên, trong đó yếu tố tâm lý đóng vai trò rất quan trọng.
(Ảnh minh họa)
Trên bình diện quốc tế đã có 3 trường hợp qua khỏi bệnh ung thư được nhắc đến nhiều nhất: Giáo sư Oshawa (1893-1965) là một người Nhật, ông bị ung thư phổi và dạ dày từ năm 17 tuổi. Ông đã tự chữa khỏi cho mình bằng chế độ ăn uống cân bằng Âm Dương, nhiều ngũ cốc và rau quả toàn phần không có hóa chất. Sau đó ông đã viết sách và đi nhiều nơi trên thế giới để diễn giảng và quảng bá về cách chữa bệnh.
Bác sĩ Anthony Sattilaro, một người Mỹ, là giám đốc một bệnh viện lớn Philadelphia. Ông đã từng bị ung thư di căn đến nhiều bộ phận trong cơ thể, đã trải qua 3 lần giải phẫu. Ông đã khỏi bệnh hoàn toàn sau 7 tháng được hướng dẫn điều trị theo cách của ông Oshawa.
Lan Gawler là một bác sĩ thú y người Úc. Ông đã bị ung thư xương và đã bị cưa chân vào năm 1975 khi ông chỉ mới 25 tuổi. Vào cuối năm đó, ông bắt đầu một chương trình tự điều trị ung thư cho mình bằng liệu pháp chỉnh thể của phương Đông dưới hình thức: Thiền Năng lượng, ăn chay, cộng với thái độ sống lạc quan tích cực và sinh hoạt nhóm. Đến năm 1978, Gawler hoàn toàn bình phục. Trên cơ sở những kinh nghiệm của mình, ông đã lập nên nhóm hành động hỗ trợ ung thư (Cancer Support Group). Đến năm 1983, tổ chức The Gawler Foundation, một tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận được chính thức ra đời nhằm tư vấn, giúp đỡ cho những bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư.
Đến nay, trên thế giới có 50.000 người đã tham dự những chương trình huấn luyện hoặc giới thiệu về thiền, về lối sống lành mạnh để phòng bệnh hoặc chữa bệnh của tổ chức này.
Không nên huyễn hoặc khi mới chỉ có một vài trường hợp
Theo nhiều người thường lui tới tháp Nhạn, điềm linh không chỉ đến với mình bà Thìn mà nhiều người khác cũng có may mắn đó. Điển hình là chuyện một phụ nữ Việt kiều Nhật, rất nhiều năm không có con, đến tháp cầu tự thì bỗng nhiên có. Thế là, năm nào cô cũng cùng gia đình đến để tạ ơn và sắm bao sính lễ cung tự cho ngôi tháp này.
Về điều này, ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng Con người (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam). Ông Hải cũng cho biết: "Không nên huyễn hoặc khi mới chỉ có một vài trường hợp. Nếu chỉ có một hoặc vài trường hợp thì không thể đưa ra được bất cứ một đánh giá hay kết luận nào về nguồn năng lượng đặc biệt từ ngôi tháp cổ này. Muốn có một nhận định chính xác, cần phải có từ 20 - 30 trường hợp có kết quả tương tự.
Cũng có nhiều trường hợp bị bệnh, nhưng có một tinh thần sống thoải mái, có niềm tin thì bệnh tật cũng thuyên giảm. Đó là cách chữa bệnh bằng tâm lý cũng đã được khoa học chứng minh. Nhưng trong trường hợp này, người dân không nên gán vào đó yếu tố thần thánh để huyễn hoặc, thêu dệt thông tin gây ra cách nhìn bí hiểm trong dư luận cũng như xã hội. Có thể đây là một trường hợp mà nội tâm tinh thần đã chiến thắng bệnh tật, chứ không có sự tác động ngoại cảm vào".
T.Q