Khâu vận chuyển các thiết bị iPhone phải đảm bảo tính bảo mật cao
Như đã nói, khâu vận chuyển các thiết bị iPhone “thế hệ mới” sau đêm diễn ra sự kiện phải hoạt động một cách bí mật, nhằm đảm bảo hàng triệu chiếc iPhone được giao an toàn đến các đại lý phân phối sản phẩm trên toàn thế giới. Trung Quốc sẽ là điểm xuất phát đầu tiên, nó sẽ được mang lên những chiếc container, đi kèm theo đó là lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt. Tiếp đến, thùng hàng iPhone sẽ được giao thẳng đến những chiếc xe tải cỡ lớn, và trực tiếp vận chuyển theo đường hàng không, mà hãng đã đặt chỗ trước. Chuyến đi kết thúc tại một nơi được cho là công ty công nghệ lớn nhất thế giới, tuy nhiên người tiết lộ những thông tin này đã từ chối nêu ra những địa điểm cụ thể, nói đến đây chắc bạn cũng đã hiểu được tính bảo mật “tối cao” của những khu vực áp chốt.
Mọi thứ đều được hoạch định dưới tay Tim Cook
Tất nhiên, từng đường đi nước bước đều được hoạch định dưới sự lãnh đạo của Tim Cook (CEO đương nhiệm Apple). Đây là một trong những khâu vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty (Cupertino, California). Hồi năm ngoái, Apple đã tiêu thụ được 5 triệu chiếc iPhone 5 trong những ngày đầu bán ra.
Năm nay, có vẻ như mọi thứ không thuận lợi với Apple lắm, hãng đã rất chật vật trong quá trình bảo mật thiết bị. Thậm chí iPhone 5S và iPhone 5C đều không đạt được kỳ vọng của nhiều người dùng, lẫn các nhà đầu tư. Trong khi đó, việc vận chuyển hàng triệu chiếc iPhone 5S/iPhone 5C cũng khó khăn hơn rất nhiều, phá vỡ quy luật hằng năm của hãng trong việc chỉ công bố 1 sản phẩm duy nhất. Và tất nhiên, mọi thứ đều bắt nguồn từ 2 yếu tố “LỢI” và “HẠI”.
iPhone 5S, iPhone 5C - Nhiều cái mới, nhưng nhiều trở ngại
Trước mắt, ta sẽ nói đến cái “LỢI”, việc phân phối nhiều phân khúc khác nhau, sẽ giúp Apple cải thiện được thị phần, và điều này đã được chứng minh khi hãng bắt tay hợp tác với NTT DOCOMO (nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu tại Nhật Bản) và CHINA MOBILE (nhà cung cấp dịch vụ với số lượng thuê bao lớn nhất trên thế giới), nhờ vậy việc phân phối sản phẩm sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, vừa có được lượng lớn khách hàng, vừa có thể phù hợp với tâm lý của từng người dùng.
Còn “HẠI”? Càng nhiều khách hàng, càng khiến hãng phải thực sự chỉnh chu hơn với những sản phẩm của mình, mà trong trường hợp này là việc vận chuyển iPhone đến nhiều thị trường, nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới, đảm bảo không xảy ra bất kỳ sự cố nào, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của hãng, thậm chí còn dính liếu đến khâu chi phí.
Tổ chức vận chuyển “bí mật” này được giao cho Michael Seifert, người đã từng có nhiều năm kinh nghiệm khi làm việc chung với một trong những công ty thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới, Amazon.com. Được biết, Seifert được kết nạp vào Apple hồi năm 2010, nhiệm vụ của ông chính là báo cáo những thông tin giám sát lên phó chủ tích cấp cao Jeff William, cũng là người điều hành chuỗi cung ứng.
Boing 777s, sát cánh cũng những chiếc iPhone trong 15h liên tiếp
Trước khi có mặt tại buổi sự kiện chính thức, hàng triệu chiếc iPhone đã được phân phối đến Mỹ, Singapore, Nhật, Đức, Anh, Úc và Séc. Mọi thứ trong quá trình vận chuyển sẽ được kiểm tra kiểm tra sát sao từ lúc lên xe tải, lên máy bay, đến hải quan, và cuối cùng là những khu vực phân phối chính. Nguồn tin còn cung cấp thêm, Boing 777s chính là nhân vật quan trọng mang các thiết bị đến các cụm vận tải hàng không chính của Mỹ, liên tiếp trong vòng 15 giờ và không ngừng lại để tiếp nguyên liệu. Đối với một chiếc Boing 777s, sẽ có khoảng 450,000 chiếc iPhone, tổng chi phí cho chúng khoảng 242,000 USD, và nhiên liệu trong đợt bay này cũng chiếm hơn nửa.
Phần nhờ hình thức đóng gói không quá cồng kềnh, kết hợp trọng lượng nhẹ, nên hãng cũng đã được tiết kiệm khá nhiều chi phí vận chuyển so với những sản phẩm khác trên thị trường. Điều này không những đã giúp cho Apple mất khoảng thời gian quá lâu (nếu buộc phải vận chuyển trên đường biển) để các thiết bị iPhone đến tay người sử dụng, nó còn mang đến độ an toàn cao cho các thiết bị của mình trong quá trình vận chuyển.
Để về đến các địa điểm bán lẻ, không phải là chuyện dễ!
Sau khi sản phẩm chính thức lên kệ, hãng lại tiếp tục việc sản xuất các đơn hàng sau đó, và phải quản lý đúng lưu lượng sao cho hợp lý, với từng phiên bản màu sắc/dung lượng/bộ nhớ, kể cả khắc chữ trên thiết bị, một chi tiết nhỏ ít ai ngờ tới. Tiếp đến là quá trình thực hiện việc lắp ráp sản phẩm tại nhà máy ở Trung Quốc, quay trở về thời điểm đầu tiên khi lô hàng đầu tiên xuất phát. Đến được công đoạn này, áp lực cũng phần nào cũng đã nhẹ nhàng hơn.
Ông Mike Fawkes, giám đốc chuỗi cung ứng của HP chia sẻ: “Apple thành công lớn là nhờ vào khả năng tổ chức, khả năng mở rộng, và đưa các sản phẩm của họ ra thị trường một cách hiệu quả, nhờ vậy lợi thế trong việc cạnh tranh của hãng là rất lớn”. Và kết quả như nào thì bạn thấy đấy! |
Apple còn thông minh trong việc quản lý doanh thu bán hàng từ các địa điểm bán lẻ, website, đại lý bên thứ 3. Nhờ thế mà hãng có thể biết đâu là nơi có nhu cầu cao nhất đối với những thiết bị của mình. Sau những ngày cật lực làm việc khi sản phẩm thế hệ mới chính thức trình làng, đội ngũ vận chuyển lại tiếp tục tổng kết và rút ra bài học đáng giá sau những gì đã trải qua.
Thu Hằng