Hỏi:
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay hơn 40 tuổi và đang mang thai bé thứ hai. Trước đây tôi cũng có một số biểu hiện của bệnh trĩ nhưng mới chỉ ở đầu cấp độ 2. Tuy nhiên, khi mang thai bé thứ 2 ở tháng thứ 7 của thai kỳ thì bệnh tình trầm trọng hơn: Cảm giác đau rát tăng lên mỗi khi đi đại tiện, có lần tôi đi ngoài ra máu tươi, lúc nào cũng thấy ở hậu môn bị ẩm ướt, ngứa xung quanh hậu môn nhưng càng gãi càng thấy khó chịu, sưng tấy, đau rát.
Bác sĩ cho tôi hỏi: bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không? tôi nên làm gì để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu này. Mong sớm được các bác sĩ hỗ trợ tư vấn.
(Trịnh Thị Tú Khuyên – Đông Anh, Hà Nội)
Trả lời:
Chào chị Khuyên!
Các bác sĩ tại chuyên mục tư vấn sức khỏe đã nhận được thư nhờ tư vấn tình trạng bệnh lý và rất thấu hiểu nỗi lo của chị, qua quá trình trao đổi và xem xét những dấu hiệu bệnh mà cháu mô tả, chúng tôi xin chia sẻ một số điều như sau:
Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ?
Trĩ được xếp vào một trong diện bệnh lý thường gặp hiện nay. Theo ước tính có khoảng 8/10 người hiện nay đang phải sống chung với bệnh trĩ ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh trĩ hình thành do sự căng quá mức của các tĩnh mạch hạu môn gây sưng phồng tại vị trí này, chủ yếu xuất phát từ những thói quen xấu trong sinh hoạt, dinh dưỡng không lành mạnh. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, điều này càng dễ xảy ra.
Vì sao lại vậy?
Dưới góc độ chuyên gia, nhận định này được lý giải như sau:
- Đối với phụ nữ mang thai, thai kỳ càng lớn thì áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở vùng chậu và hệ thống tĩnh mạch chủ dưới nên làm chậm quá trình lưu thông máu, tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch tại hậu môn trực tràng, khiến các búi trĩ bị sưng phồng mà hình thành bệnh trĩ.
- Phụ nữ mang thai rất dễ mắc táo bón khiến việc cố rặn khi đi đại tiện làm hệ thống các tĩnh mạch hậu môn chịu áp lực nên tỷ lệ chị em mang bầu bị trĩ thường cao hơn các đối tượng khác.
- Việc gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong lúc mang thai cũng khiến cho thành tĩnh mạch hậu môn dễ bị sưng viêm, làm cho dễ bị táo bón và gây bệnh trĩ.
Bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Bệnh trĩ về cơ bản khá lành tính và không hiếm trường hợp đã chung sống với căn bệnh này trong nhiều năm. Tuy nhiên, chính vì bệnh tiến triển âm thầm nên chuyển nặng lúc nào không hay biết. Bệnh trĩ về cơ bản khá lành tính, nhưng khi không được điều trị kịp thời, đặc biệt với phụ nữ đang mang thai thì hậu quả khôn lường.
Dưới đây là những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh trĩ trên nhiều phụ nữ mang thai trên thực tế điều trị:
- Thiếu máu, suy nhược cơ thể:
Bản thân thai phụ thường có biểu hiện của việc thiếu máu, nếu bị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng (độ 3 hoặc độ 4) như trường hợp của chị Khuyến thì cơ thể càng có nguy cơ mất máu. Chị sẽ thấy có biểu hiện cơ thể suy nhược, xanh xao, da tái, môi thâm, đầu óc váng vất,…gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính sản phụ và thai nhi.
- Ảnh hưởng tâm lý:
Bệnh trĩ gây ra cảm giác vô cùng khó chịu với người bệnh, khi mẹ bầu bị trĩ thì cảm giác này lại bị nhân lên nhiều lần khiến sản phụ trải qua tâm lý lo lắng, cáu giận, căng thẳng,… giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn gây hại cho sự phát triển của trẻ.
- Bệnh trĩ ở phụ nữ mang bầu không được điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng nghẹt búi trĩ, áp xe hậu môn, hoại tử hậu môn,… và tất cả những hệ lụy này đều có tác động tiêu cực đến cả sản phụ và thai nhi.
Bị bệnh trĩ khi mang thai, phải làm sao?
Vậy, bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là có, nếu trĩ không được phát hiện sớm và để bước sang giai đoạn nặng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, từ đó cũng gây hại cho thai nhi.
Bệnh trĩ dù ở bất cứ đối tượng nào, kể cả phụ nữ mang thai thì khả năng tự khỏi không nhiều và việc chủ động thăm khám, điều trị là cách tốt nhất để giúp bạn giảm thiểu được những cảm giác khó chịu do triệu chứng của bệnh gây ra.
- Nếu ở cấp độ nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa, tức là dùng thuốc. Thuốc ở đây chủ yếu là thuốc chống sưng, chống viêm và giảm đau trong trường hợp cần thiết, giúp làm co búi trĩ và không gây ra sưng viêm.
Một số bài thuốc Đông y có thể được áp dụng tùy theo thể trạng bệnh nhân nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Tất cả các loại thuốc này đều phù hợp, an toàn cho sản phụ và thai nhi.
Nếu bệnh đã bước sang giai đoạn nặng, các bác sĩ buộc lòng phải can thiệp bằng thủ thuật ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ tránh biến chứng nguy hiểm.
- Ngoài ra, chị có thể giảm triệu chứng khó chịu tại hậu môn bằng cách thay đổi sang chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, vận động nhẹ nhàng, ăn uống các thực phẩm lành mạnh,…hoặc hàng ngày có thể ngâm hậu môn trong nước ấm, chườm lạnh để giảm sưng và đau. Khi nằm, nên nằm nghiêng về bên trái để giảm thiểu áp lực xuống các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng,…
Mọi băn khoăn về việc bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không? chị và bạn đọc có thể chat Tại Đây hoặc liên hệ theo Hotline: 03.59.56.52.52 – Website: chuabenhtri.vn để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.
Chúc chị sức khỏe, sớm bình phục!
Trang