Đây là việc làm hết sức cần thiết, bởi mẹ bầu không thể nhìn thấy, khó cảm nhận được sự phát triển, cũng như những bất thường ở thai nếu có. Do đó, nắm được lịch khám xét nghiệm cần thiết khi mang thai sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, can thiệp kịp thời những bất thường xảy ra.
Lịch khám thai xét nghiệm cần thiết dành cho mẹ bầu
+ Lần 1: Ngay sau khi trễ kinh 1 tuần, thử que thử thai lên hai vạch: Ngay sau khi có dấu hiệu trễ kinh hoặc thử que thử thai lên hai vạch, chị em cần chủ động tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám.
Ở lần thăm khám này, chị em có thể biết được mình có thực sự có thai hay không, thai đã đi vào tử cung hay chưa, thai được bao nhiêu tuần tuổi. Việc xác định chính xác độ tuổi của thai nhi ở lần khám thai này, sẽ là tiền đề giúp quá trình theo dõi sự phát triển của thai ở những lần khám thai kế tiếp được chính xác hơn.
+ Lần 2: Thai nhi 6 - 8 tuần tuổi: Khám thai lần này bác sĩ sẽ kiểm tra và thăm khám tổng thể ở mẹ bầu. Cụ thể như tình trạng sức khỏe, những thói quen hằng ngày, công việc của mẹ có làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai hay không. Ngoài ra mẹ sẽ được đo tử cung để theo dõi sự phát triển của thai cũng như dự đoán ngày sinh một cách chuẩn xác hơn.
+ Lần 3: Thai nhi 11 - 14 tuần tuổi: Đây là mốc khám thai quan trọng mẹ nhất định không được bỏ qua. Bởi đây là thời điểm hợp lý để bác sĩ đo độ mờ da gáy, tìm ra những dấu hiệu bất thường ở thai nhi nếu có như nhiễm sắc thể, dị dạng tim,...Ngoài ra, mẹ cũng được chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm Double Test nhằm theo dõi, phát hiện những dấu hiệu bất thường bẩm sinh khác ở phôi thai.
+ Lần 4: Thai nhi 22 – 23 tuần tuổi: Đây là mốc khám thai quan trọng và cần thiết giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện những bất thường ở thai nhi như hở hàm ếch, dị dạng ở cơ quan, nội tạng. Nếu trong quá trình thăm khám phát hiện thai có những dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ theo dõi, đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp nhất.
+ Lần 5: Thai nhi 31-32 tuần tuổi: Lần khám thai này bác sĩ sẽ siêu âm, phát hiện một số vấn đề bất thường về hình thái xảy ra muộn như động mạch, tim, não,...từ đó đánh giá thai có phát triển tốt hay không. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn được thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ biết được mẹ bầu có bị thiếu máu hay không, phát hiện kịp thời một số bệnh như viêm gan B, HIV, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp tránh lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con.
Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ đánh giá, biết được mẹ có mắc bệnh về đường tiết niệu hay một số bệnh lý khác hay không. Điều này giúp đảm bảo mẹ và bé có thể khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
+ Lần 6: Thai nhi 35 – 36 tuần tuổi: Thời điểm này bác sĩ sẽ siêu âm màu cho mẹ bầu nhằm theo dõi động mạch não, động mạch tử cung,...Mẹ bầu sẽ được bác sĩ thông báo cân nặng, đo tim thai, tư vấn cách chăm sóc thai kỳ khoa học như chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi như thế nào là hợp lý, các bài tập thể dục để mẹ và bé luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.
+ Lần 7: Thai kỳ tuần thứ 37: Giai đoạn này, mẹ bầu nên đi khám thai một tuần một lần hoặc chỉ động đi khám ngay nếu có những dấu hiệu bất thường. Bởi, giai đoạn này có thể ngày hôm nay bạn khám mọi thứ vẫn bình thường nhưng vài ngày sau thì nước ối đã có thể có dấu hiệu bị đục, thai bị suy hoặc bé bị tràng hoa cuốn cổ,...Vì thế mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý tới động tĩnh của thai cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân.
Trên đây là lịch khám thai xét nghiệm cần thiết mà mẹ bầu cần nắm rõ, từ đó chủ động sắp xếp thời gian tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Tầm quan trọng của việc khám thai xét nghiệm cần thiết
+ Khám thai xét nghiệm cần thiết sẽ giúp mẹ và bác sĩ có thể theo dõi quá trình phát triển của thai, chẳng hạn như, thai có đang phát triển bình thường hay không, thai có biểu hiện bất thường, nguy cơ bệnh tật không, chế độ dinh dưỡng hàng ngày đã hợp lý chưa, nếu chưa sẽ điều chỉnh cho phù hợp, khoa học.
+ Khám thai xét nghiệm giúp bác sĩ phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn liên quan tới dị dạng, dị tật ở thai nhi, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời trong từng giai đoạn, từng trường hợp.
+ Bên cạnh đó, các chuyên gia về sức khỏe cho sinh sản cho biết, mẹ bầu tuân thủ lịch khám thai xét nghiệm cần thiết sẽ giảm thiểu nguy cơ tử vong ở thai nhi so với mẹ bầu không khám thai gấp 5 lần.
+ Thai nhi sinh ra từ mẹ thực hiện khám thai xét nghiệm cần thiết thường có cân nặng chuẩn, sức khỏe tốt hơn so với thai nhi sinh ra từ mẹ không khám thai xét nghiệm cần thiết.
Những thông tin hữu ích trên đây, hy vọng có thể giúp mẹ bầu nắm được lịch khám thai xét nghiệm cần thiết và có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu vẫn còn có thắc mắc chưa được giải đáp hay muốn tìm hiểu thêm thông tin về các vấn đề sức khỏe sinh sản, mọi người có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được chuyên gia tư vấn và giải đáp cụ thể.
Trang