Theo Washington Post, Nga đã “tấn công” thêm một lần nữa, nhưng lần này, mục tiêu của Tổng thống Vladimir Putin không phải các ứng viên trong cuộc bầu cử ở Mỹ, mà là vị Tổng thống kế tiếp của nước Pháp.
Dù việc Nga có đứng sau các cáo buộc về can thiệp bầu cử hay không, hình ảnh của Moscow rõ ràng đã phủ bóng nước Mỹ và khắp châu Âu.
Sức ép từ đảng Dân chủ đã khiến cho mọi thứ xung quanh Tổng thống Trump tràn ngập những bê bối liên quan đến Nga, điều này cũng khiến cho quan hệ hai nước trở nên tồi tệ, dù trước đó kỳ vọng về sự hợp tác là đáng mong đợi.
Sau một năm 2016 đầy hứa hẹn với những tiến bộ của Syria, một Chính phủ Ukraine trên đà suy yếu, thất bại của Hillary Clinton ở Mỹ và các cuộc thăm dò ấn tượng về số lượng các chính khách ủng hộ Nga ở châu Âu - năm 2017 bước vào những tháng đầu tiên có lẽ đã gây thất vọng cho nhà lãnh đạo Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã nhận ra, bất kỳ sự tiếp xúc nào giữa chính quyền của ông và Nga đều có thể làm suy yếu sự ủng hộ của ông trong đảng Cộng hòa, điều khiến ông phải điều chỉnh lại lời nói cũng như các tuyên bố hành động.
Tại Hà Lan, nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc Geert Wilders đã thua cuộc trước Thủ tướng Mark Rutte, người luôn có tư tưởng ủng hộ Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Giờ đây Emmanuel Macron là nhà lãnh đạo mới của nước Pháp và người thất bại không chỉ là Marine Le Pen mà có cả Moscow ở trong đó.
Với việc Thủ tướng Đức Angela Merkel có thêm một đồng minh trẻ tuổi, Tổng thống Vladimir Putin sẽ phải đối mặt với trục Berlin - Paris đầy mạnh mẽ trong những nỗ lực tìm cách mở rộng ảnh hưởng của Nga tại châu Âu và chấm dứt các biện pháp trừng phạt về can thiệp quân sự ở Ukraine.
“Nhà lãnh đạo Nga có lẽ là người thua cuộc trong cuộc bầu cử này”, Daniel Fried, nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ nhận xét, "rõ ràng, ứng cử viên ưa thích của ông Putin đã thua, thua một cách dứt điểm".
Macron cũng chung tư tưởng với nhiều nhà lãnh đạo cánh tả châu Âu khi không đồng tình trước một Tổng thống Mỹ khó đoán như Donald Trump. Sự bổ sung thêm nhân vật mới từ nước Pháp có thể sẽ gây sức ép lên chính quyền Trump trong các chính sách về NATO hay quan hệ thương mại trong tương lai.
Ngược lại với cuộc nổi dậy của nữ ứng viên chủ nghĩa dân tộc Marine Le Pen, Pháp dưới thời Macron dự định không rời bỏ Liên minh châu Âu, giúp bảo vệ đồng euro và duy trì vị thế của Pháp trong NATO.
Chiến thắng quyết định của Macron sẽ mang lại sự tự tin đáng giá cho các nhà bảo vệ "trật tự tự do sau chiến tranh", sau một năm cú sốc kép Brexit - nước Anh bỏ phiếu rời EU và chiến thắng của Tổng thống Trump diễn ra.
Chúc mừng cho chiến thắng của Macron, ông Trump nói trong một cuộc điện đàm rằng ông muốn hợp tác chặt chẽ với Tổng thống Pháp mới trong việc đối mặt với "những thách thức chung".
Trong khi người đứng đầu Điện Kremlin gửi một điện tín nói rằng điều quan trọng là hai nước phải vượt qua "sự thiếu tin cậy lẫn nhau".
Cả hai sẽ không có lý do để vui mừng một cách hoàn toàn khi rõ ràng ứng cử viên yêu thích của họ đã thất bại.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của Macron cũng không có gì đảm bảo làn sóng chủ nghĩa dân túy sẽ lùi bước, theo Jeffrey Gedmin, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Atlantic.
Macron sẽ phải kiềm chế lại các quan điểm rút khỏi EU, rút khỏi tự do thương mại khi biết rằng có khoảng 40% cử tri Pháp đã chọn những ứng cử viên ủng hộ chủ nghĩa độc lập ở vòng đầu tiên.
Ngoài ra, những quyết định quan trọng của nhà lãnh đạo này sẽ chỉ được thông qua bởi cuộc bầu cử Quốc hội tháng tới.
"Đây một chiến thắng ngắn hạn cho châu Âu, nhưng họ vẫn còn đó những nhân vật theo chủ nghĩa dân túy đang thu hút được rất nhiều ủng hộ từ công chúng", Gedmin nói.
Mặc dù vậy phía Angela Merkel đã tái bổ sung lực lượng của mình với Macron, trong khi Tổng thống Putin đã tỏ ra yếu thế.
Đọc thêm>>> Hillary Clinton - Đã thua cuộc vì sao vẫn 'cố đấm ăn xôi'?
Quốc Vinh