Túi nhựa, các chai lọ, hộp, thức ăn thừa và lá khô tràn ngập trên các con phố của thủ đô Tây Ban Nha vào ngày thứ hai của cuộc biểu tình phản đối dự thảo cắt giảm lương và nhân công của thành phố. Nhưng ai sẽ là người dọn dẹp số rác thải đó khi các công nhân vệ sinh mất việc?
Có khoảng 6000 người lao động đã tham gia vào cuộc biểu tình vào hôm thứ Ba, sau vụ việc một công ty tư nhân ký kết với chính quyền thành phố thực hiện việc cắt giảm đến 40% lương. Đồng thời, khoảng 1000 nhân công sẽ bị mất việc.
Các công đoàn đang kêu gọi hội đồng thành phố, được điều hành bởi bà Ana Botella - vợ của thủ tướng Jose Maria Aznar, can thiệp vào vấn đề này.
Rác thải tràn ngập trên đường phố sau cuộc biểu tình, nhưng ai sẽ là người dọn dẹp khi những công nhân vệ sinh mất việc?
Vào thứ Ba, cộng đồng cư dân Valencia ở phía đông của Tây Ban Nha đã bị buộc phải cắt hoàn toàn chương trình ti vi, đài phát thanh, đại Radio Telivisio Valenciana theo yêu cầu của chính phủ.
Tây Ban Nha hiện đang bị chỉ trích nặng nề về các chính sách nghiêm khắc, ảnh hưởng nặng nề nhất đến tầng lớp lao động trung cấp. Nước này đang thực hiện chương trình cắt giảm mạnh các dịch vụ công cộng bởi họ đang là nước thiếu hụt ngân sách cao nhất Châu Âu cho hệ thống lao động công khổng lồ.
Tuy nhiên, chính phủ Tây Ban Nha vẫn rất cứng rắn, cho rằng sự nghiêm túc chỉnh đốn là cần thiết, bất chấp mọi chỉ trích.
Châu Âu vẫn đang loay hoay trong khủng hoảng tài chính từ đầu năm 2008. Nguy cơ phá sản đe dọa nhiều quốc gia như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ý, Ireland và Tây Ban Nha. Cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ đã buộc các chính phủ EU thông qua các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt, gây ra hàng loạt các cuộc biểu tình lớn.
Thăng Long (theo PressTV)