Mai Tuyết Hoa - Truyền nhân của nghệ nhân Hà Thị Cầu: "Nghệ thuật hát Xẩm thiệt thòi lắm"!

Mai Tuyết Hoa - Truyền nhân của nghệ nhân Hà Thị Cầu: "Nghệ thuật hát Xẩm thiệt thòi lắm"!

Đinh Lạc Thành

Đinh Lạc Thành

Thứ 5, 14/11/2019 14:44

Với vai trò là Phó Ban tổ chức Liên hoan hát Xẩm các tỉnh khu vực phía Bắc tại Ninh Bình, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa đã có những tâm sự về hát xẩm - một môn nghệ thuật truyền thống không được người trẻ mặn mà.

Chia sẻ với PV, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa chia sẻ, sắp tới cục Văn hoá Cơ sở (bộ VH,TT&DL) sẽ phối hợp với sở VH,TT Ninh Bình tổ chức Liên hoan hát Xẩm các tỉnh khu vực phía Bắc - năm 2019. Mai Tuyết Hoa được xem là truyền nhân của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu khi đã được bà trực tiếp truyền dậy và chị đang ngày càng nỗ lực đưa bộ môn nghệ thuật xẩm đến gần hơn với công chúng.

Văn hoá - Mai Tuyết Hoa - Truyền nhân của nghệ nhân Hà Thị Cầu: 'Nghệ thuật hát Xẩm thiệt thòi lắm'!

Mai Tuyết Hoa là học trò cưng của nghệ nhân Hà Thị Cầu.

Theo đó, Ninh Bình được biết đến như cái nôi của hát chèo, hát xẩm, nơi đây còn là quê của nghệ nhân Hà Thị Cầu - "người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ XX", một báu vật của văn hóa dân gian. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, loại hình nghệ thuật hát xẩm có nguy cơ bị thất truyền bởi các nghệ nhân hát xẩm ngày một vắng bóng.

Liên hoan là dịp tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, nghệ thuật hát Xẩm nói riêng; góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là dịp để các nghệ nhân, nghệ sỹ, nhóm nghệ sỹ hát Xẩm các tỉnh tham dự Liên hoan có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và học hỏi nhằm nâng cao chuyên môn về nghệ thuật hát Xẩm.

Văn hoá - Mai Tuyết Hoa - Truyền nhân của nghệ nhân Hà Thị Cầu: 'Nghệ thuật hát Xẩm thiệt thòi lắm'! (Hình 2).

Mai Tuyết Hoa là phó BTC Liên hoan hát Xẩm các tỉnh khu vực phía Bắc - năm 2019 .

Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa – Phó Ban tổ chức Liên hoan cho hay: “Liên hoan hát Xẩm lần này là cơ hội cho nhiều bạn trẻ tiếp cận với văn hoá truyền thống. Ban tổ chức cũng động viên các nghệ sĩ trẻ ở các câu lạc bộ hát xẩm để họ có thêm động lực gắn bó với văn hoá truyền thống.

Liên hoan này có ý nghĩa quan trọng trong nghệ thuật hát Xẩm, bản thân tôi làm công tác nghiên cứu hát Xẩm nhiều năm, tôi thấy rằng, nghệ thuật hát Xẩm thiệt thòi lắm, cho dù giá trị văn hoá của nó không thua kém môn nghệ thuật nào nhưng đến hiện tại chưa được nhiều người quan tâm".

"Không riêng gì Mai Tuyết Hoa mà các nghệ sĩ nhóm Xẩm Hà Thành khi biểu diễn là hướng tới giới trẻ, vì người trẻ là người giữ được giá trị truyền thống, chúng tôi muốn định hướng cho giới trẻ về thẩm mỹ âm nhạc, giá trị nghệ thuật mà ông cha để lại. Ngoài việc chúng tôi thường xuyên tổ chức các đêm hát xẩm vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần tại tượng đài vua Lê Thái Tổ, phố cổ Hà Nội cho khán giả, du khách nước ngoài chúng tôi còn đào tạo giới trẻ cho các em niềm đam mê hát Xẩm" - nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa cho hay.

Khi được hỏi về những khó khăn khi tổ chức Liên hoan hát Xẩm các tỉnh khu vực phía Bắc, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa tâm sự: "Hiện nay không có Nhà hát nào có đoàn hát Xẩm mà các câu lạc bộ Xẩm bây giờ hoàn toàn là tự phát, từ những nghệ sĩ yêu mến bộ môn này, từ tình yêu của nhân dân mà lập nên. Việc tập hợp những câu lạc bộ này khó khăn, vì họ không có gì ràng buộc cả. Bên cạnh đó là kinh phí về việc đi lại, ăn ở và trang phục tại Liên hoan cũng mà một vấn đề cần quan tâm. Ngoài kinh phí từ sở VH,TT Ninh Bình thì chúng tôi cũng huy động kinh phí từ nguồn xã hội hoá”.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc sở VH,TT tỉnh Ninh Bình cho biết, sau Liên hoan này, tỉnh Ninh Bình sẽ cùng các tỉnh khu vực phía Bắc làm hồ sơ đề nghị bộ VH,TT&DL công nhận hát Xẩm là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Sau đó, Ban tổ chức có kế hoạch xây dựng những điều kiện để làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Theo BTC, trong số 15 câu lạc bộ tham dự liên hoan lần này, có các “chiếu” xẩm như: Xẩm Hà Thành, xẩm Hải Phòng, CLB xẩm Quảng Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa… Mỗi câu lạc bộ được tham gia 3 tiết mục (mỗi tiết mục 15 phút), trong đó có cả tác phẩm xẩm cổ và tác phẩm mới.

Lễ Khai mạc sẽ diễn ra vào hồi 19h30 ngày 3/12. Lễ tổng kết và trao giải vào tối 4/12 tại Ninh Bình. Mỗi tiết mục Xẩm dự Liên hoan có thời lượng từ 15-20 phút, mỗi đơn vị sẽ đăng ký tham gia từ 3-5 tiết mục. 

Ngoài các tiết mục dự thi, Liên hoan dự kiến sẽ có thêm các hoạt động bên lề như: Tọa đàm về nghệ thuật hát Xẩm; các đoàn tuyển thắp hương tri ân nghệ nhân Hà Thị Cầu; Biểu diễn các tiết mục quảng bá hình ảnh về văn hóa, di lịch của Ninh Bình tại bến thuyền Tam Cốc.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.