Malaysia sẽ không nối bước Philippines gần gũi hơn với Trung Quốc

Malaysia sẽ không nối bước Philippines gần gũi hơn với Trung Quốc

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Chủ nhật, 13/11/2016 18:33

Cũng giống như các quốc gia Đông Nam Á khác, Malaysia có sự lo ngại của riêng mình trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi quan hệ giữa quốc gia này với Mỹ lại có một sự gắn kết rất đặc biệt.

Một trong những lo ngại về chính sách tái cân bằng của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đó là gây ra "hiệu ứng domino" kéo theo hàng loạt quốc gia khác ở Đông Nam Á cùng ngả về “trục” Trung Quốc và rời bỏ đồng minh Mỹ lâu năm.

Tiêu điểm - Malaysia sẽ không nối bước Philippines gần gũi hơn với Trung Quốc

Chính sách của Duterte khiến nhiều chuyên gia lo ngại sẽ tạo nên một "hiệu ứng domino" ở Đông Nam Á.

 Với chuyến đi của Thủ tướng Malaysia Najib Razak tới Bắc Kinh tuần trước, một số học giả đã miêu tả Malaysia đang trở thành quốc gia tiếp theo từ bỏ Washington để nắm lấy cơ hội gần gũi hơn với Bắc Kinh. Tuy nhiên thực tế này là quá xa vời khi điều Kuala Lumpur quan tâm nhất hiện tại vẫn là Biển Đông.

Lập luận của một số học giả cho rằng, cũng tương tự như chỉ trích về nhân quyền của Mỹ đối với Philippines (lý do khiến ông Duterte không hài lòng với Washington), Mỹ cũng tham gia vào điều tra vụ bê bối tham nhũng Quỹ đầu tư nhà nước 1MDB mà trong đó Thủ tướng Najib là người liên quan trực tiếp, điều này được cho là đã khiến Kuala Lumpur cảm thấy bực bội.

Tuy nhiên bình luận viên của tờ The Diplomat, Prashanth Parameswaran nhận định, những dự đoán như vậy không hẳn đúng về mặt thực tế.

Thứ nhất, chuyên gia này cho rằng mối quan hệ hòa hảo giữa Malaysia với Trung Quốc vốn không hề mới mẻ. Trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia là một trong những quốc gia sớm nhất nắm bắt các cơ hội gần gũi với Trung Quốc khi trở thành nước đầu tiên trong ASEAN bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh vào năm 1974.

Trước chuyến thăm, quan hệ Trung Quốc-Malaysia đã luôn đi theo một quỹ đạo phát triển ổn định khi mới đây vào tháng 10/2013, hai quốc gia đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Không chỉ giao thoa về kinh tế, quân sự quốc phòng cũng được ưu tiên thông qua các hoạt động tập trận đầu tiên giữa hai nước vào năm 2015.

Chỉ mới năm ngoái, sự hòa hợp giữa hai bên càng thêm thắt chặt sau các chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Malaysia. Do vậy, chuyến công du của ông Najib vừa qua là một động thái bình thường, đại diện cho "tính liên tục", không phải là một sự "thay đổi".

Thứ hai, cuộc gặp giữa Malaysia với Trung Quốc không hẳn là nồng ấm như những gì giới quan sát miêu tả. Mặc dù Malaysia có thể nhân cơ hội này làm sâu sắc "mối quan hệ đặc biệt" với Trung Quốc, tuy nhiên quốc gia này thực tế không nằm ngoài những vấn đề chung của ASEAN khi phải đối phó với những thách thức từ sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong nhiều thập kỷ. Kuala Lumpur vẫn đang kiên trì mục tiêu đa dạng hóa các mối quan hệ, cũng như xây dựng vị thế độc lập của riêng mình.

Tiêu điểm - Malaysia sẽ không nối bước Philippines gần gũi hơn với Trung Quốc (Hình 2).

Quan hệ Mỹ-Malaysia đặc biệt hơn rất nhiều so với sự lầm tưởng của một số người.

Một số quan chức Malaysia có thể không quan tâm tới động thái hung hăng của Trung Quốc trong khu vực, nhưng một số khác thì đặc biệt lo ngại điều này khi Bắc Kinh cũng có sự xâm lấn vào vùng biển của Malaysia ở Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc đã vấp phải những chỉ trích về mặt ngoại giao khi gần đây, ý kiến của đại sứ Trung Quốc về cuộc biểu tình chống chính phủ tại quốc gia này cũng bị coi như một sự can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của Malaysia.

Thứ ba, quan hệ của Malaysia với Mỹ thực sự gần gũi hơn nhiều so với những gì mà hai nước đang thể hiện với nhau. Trong lịch sử, mô hình quan hệ Mỹ-Malaysia, đặc biệt là dưới thời cựu Thủ tướng Mahathir Mohammad là luôn đồng thuận hợp tác trong một số lĩnh vực nhất định bất chấp những bất đồng thường rất khốc liệt về chính sách kinh tế, nhân quyền và chính sách đối ngoại ở Trung Đông giữa hai quốc gia.

Theo khuôn mẫu đó, ông Najib đã phát triển quan hệ trở nên thân thiện hơn đáng kể và trở nên toàn diện một cách khá tương đối. Malaysia hiện tại là một phần của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như tham gia Liên minh chống IS Toàn cầu, và thậm chí hai quốc gia này đang cùng nhau thảo luận về chương trình miễn thị thực Mỹ, mà nếu thành công sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước.

Xem thêm>>> Hình ảnh siêu xe ‘Quái vật’ ông Trump sẽ sử dụng vào ngày nhậm chức

Cuối cùng, chuyên gia Prashanth Parameswaran cho rằng, chuyến đi của ông Najib là để tăng cường quan hệ với Trung Quốc về kinh tế nhiều hơn, chứ không phải là một sự thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại.

Vào thời điểm khi nền kinh tế Malaysia đang gặp khó khăn, vị thế chính trị của ông Najib dù đã phần nào được phục hồi ​​nhưng vẫn chưa đủ an toàn khi cuộc tổng tuyển cử tiếp theo sẽ diễn ra vào năm sau. Việc gây thiện cảm với Trung Quốc với những lợi ích đáng kể về tài chính cho đất nước hiển nhiên là tốt hơn so với Mỹ, khi bất đồng đang hiện hữu và một chuyến thăm tới Washington trong thời điểm hiện tại là khó khăn. Nó cũng quan trọng trong việc làm hài lòng đối với cộng đồng người Hoa có tiếng nói về chính trị và kinh tế vốn khá đông đảo ở Malaysia.

Từ minh chứng của Malaysia, có thể rút ra một điều rằng, nhận thức của các quốc gia Đông Nam Á sẽ không dễ dàng đi theo "hiệu ứng domino" hay cúi đầu trước những cám dỗ từ các "ông lớn" đang hiện diện trong khu vực. Thực tế hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á đều đã quá quen với việc đứng giữa sự cạnh tranh của các quyền lực lớn và có cách ứng phó của riêng mình.

Ngay từ trước chuyến thăm của ông Najib tới Trung Quốc, một số nhân vật trong chính phủ cũng như phe đối lập đã đặt câu hỏi về việc Trung Quốc mua lại khoản nợ của 1MDB liệu có làm suy yếu đi lập trường của Malaysia về một số vấn đề như Biển Đông hay không. Đây là một ví dụ để thấy rằng ở những quốc gia ASEAN, hiểm họa về sự trỗi dậy ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc hơn là những câu chuyện về việc đi theo "trục này" hay "trục kia".

Xem thêm >>> Báo cáo chấn động: 9 triệu trẻ em Trung Quốc bị cha mẹ bỏ rơi

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.