Năm 2020, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 8/2 dương lịch. Thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào sáng 8/2/2019 (tức ngày 15 âm lịch). Tuy nhiên, tùy vào điều kiện mỗi gia đình có thể cúng vào 7/2 (tức ngày 14 âm lịch).
Mâm cúng Rằm tháng Giêng bao gồm mâm cúng gia tiên (cỗ mặn) và mâm cúng Phật (cỗ chay). Tuy nhiên, gia chủ cần nhớ khi làm mâm cỗ cúng đồ chay thì nên làm đồ thuần chay. Sở dĩ nói vậy vì chúng ta dâng đồ chay là phát tâm hành thiện, nếu dâng đồ chay được làm dưới hình dáng của đồ mặn, ví dụ như giả tôm, giả thịt, giả cá… thì tức là tâm vẫn còn vọng tục, vẫn còn sân si.
Chính vì vậy, đối với mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng thì cần có đủ những món ăn chứa 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: Màu đỏ (hành Hỏa), màu xanh (hành Mộc), màu đen (hành Thổ), màu trắng (hành Thủy), màu vàng (hành Kim). Vì vậy, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay với các món dưới đây.
Chè trôi nước: Người xưa quan niệm ngày rằm đầu tiên của năm cúng bánh trôi để cầu mong một năm hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Xôi gấc: Xôi gấc thơm dẻo, màu đỏ thắm trông đẹp mắt với mong muốn cầu mong năm mới gặp nhiều may mắn.
Giò chay: Cũng giống như mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng, trên mâm cỗ chay nên có thêm giò chay. Món ăn này sẽ giúp mâm cỗ cúng Phật trở nên đủ đầy hơn.
Canh nấm: Canh là món không thể thiếu trên mâm cỗ cúng thường ngày. Với mâm cỗ chay, bạn có thể thay canh xương bằng canh nấm - món canh vừa ngon, thanh mát lại tốt cho sức khỏe.
Rau củ xào thập cẩm: Hãy chuẩn bị một đĩa rau cải chíp xào nấm hoặc bất cứ loại rau nào phù hợp với khẩu vị của cả gia đình để mâm cỗ cúng có thêm màu xanh thanh mát.
Phong Vân (tổng hợp)