Từ xa xưa trong tâm linh của người Việt, cúng cô hồn là một tín ngưỡng truyền thống, được truyền từ đời này sang đời khác. Bởi thế hàng năm các gia đình người Việt vẫn thường làm lễ cúng cô hồn.
Tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Trong năm, lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch là lớn nhất, thường trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo.
Theo chân gia đình chị Bình (Phú Đô, Hà Nội), PV đã được mục sở thị mâm cúng cũng như quá trình chuẩn bị lễ của gia đình chị.
Chị Bình chia sẻ năm nào cũng vào ngày 14/7 chị đã chuẩn bị đầy đủ lễ lạt để cúng cô hồn, bao gồm: bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, bánh kéo….
Ngoài ra chị còn chuẩn bị thêm cả tiền vàng, quần áo chúng sinh 30 bộ, cùng với đó là tiền mặt (tiền thật, tiền vàng) đủ các mệnh giá, mỗi loại một nửa để cũng cô hồn.
Mâm lễ cúng cho những vong hồn lang thang chưa được siêu thoát gồm cỗ chay (hoặc mặn), với tiền vàng, hoa quả bánh kẹo, bỏng nẻ, cháo, quần áo chúng sinh…
Chị Bình cũng cho hay, ngoài các loại bánh kẹo, năm nào chị cũng chuẩn bị một đĩa hoa quả đầy đủ các loại quả với các màu sắc, cùng với đó là một bình hoa cúc tươi. Để có hoa đẹp chị ra chợ từ sáng sớm chọn mua hoa cúc được chuyển từ làng hoa Tây Tựu về.
“Rút kinh nghiệm từ những năm trước năm nay mình đi chợ sớm để mua được hoa cúc đẹp như ý. Có đủ các màu sắc chọn mỗi loại vài cành. Những ngày lễ lạt hoa cúc và các mặt hàng hoa quả hết hàng rất nhanh, nếu ra muộn chúng ta không có lựa chọn” - chị Bình chia sẻ.
Một mâm cúng cô hồn khá đẹp mắt, đầy đủ được chị Bình chuẩn bị từ sáng sớm.
Ngoài việc bài trí mâm cỗ đẹp, chị Bình cũng không quên chuẩn bị một đĩa