Mâm cúng ông Công ông Táo không thể không có những món sau

Mâm cúng ông Công ông Táo không thể không có những món sau

Thứ 6, 20/01/2017 16:01

Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp ngoài việc thể hiện tấm lòng thành kính, còn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Từ xa xưa, Táo quân được xem là vị thần quan trọng trong mỗi gia đình người Việt, Táo Quân biết hết mọi chuyện trong nhà, và cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân lại về trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng những chuyện diễn ra ở hạ giới trong năm qua.

Để đưa ông Táo về trời, các gia chủ thường chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo trang trọng và cẩn thận.

Theo truyền thống, mâm cúng ông Công ông Táo của người Việt bao gồm nhiều món ăn quen thuộc và những lễ vật cơ bản nhất.

Gia đình - Mâm cúng ông Công ông Táo không thể không có những món sau

 Mâm cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc (Ảnh: Internet)

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Mũ Táo quân: 3 chiếc

Hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. 3 mũ đều được trang trí óng ánh. Nhiều nơi người ta chỉ sử dụng một chiếc mũ có cánh chuồn để tượng trưng kèm theo áo và đôi hia giấy. Màu sắc áo mũ của ông Công ông Táo thay đổi theo ngũ hành.

Lễ vật sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, cùng với bài vị cũ. Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc.

Để Táo quân có phương tiện về chầu trời, một số gia đình còn cúng một con cá chép trong chậy nước với ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời.

Mâm cúng ông Công ông Táo

Ngày nay, mâm cúng ông Công ông Táo dường như đơn giản hơn nhiều, do các bà nội trợ không có thời gian, hoặc muốn làm đơn giản, nhưng vẫn đầy đủ.

Theo phong tục, mâm cúng ông Công ông Táo gồm có:

Một đĩa thịt luộc

Một con gà luộc

Một đĩa xào thập cẩm

Một đĩa xôi (hoặc bánh chưng)

Một đĩa giò luộc

Một bát canh măng, nấm, mọc

Ngoài ra mâm cúng ông Công ông Táo còn: 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để đưa ông Táo về trời.

Chia sẻ về lý do cũng như ý nghĩa phóng sinh cá chép ngày 23 tháng Chạp, ông Nguyễn Cung Hà Phó Chủ nhiệm bộ môn Cận Tâm Lý thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người; Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Á Đông cho biết: “Các gia đình thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp là dựa trên sự tích cá chép vượt vũ môn và hóa rồng. Trong tất cả các loài sống dưới nước chỉ có cá chép là có thể vượt qua vũ môn lên trời và hoá thành rồng được”.

Thanh Bình

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.