Mạng Light Fidelity (hay viết tắt là Li-Fi) sử dụng ánh sáng nhìn thấy từ bóng đèn LED để truyền dữ liệu, chứ không phải sóng vô tuyến như Wi-Fi, và có thể nhanh hơn Wi-Fi 100 lần.
Hiện nay, các nhà khoa học Trung Quốc tin rằng các thiết bị phát sóng Li-Fi có thể ra đời chỉ trong sáu năm nữa – sau khi có một bước đột phá về việc sử dụng một loại vât liệu nano-cácbon – các chấm cácbon tỏa ra đầy màu sắc – để phát ra ánh sáng truyền dữ liệu.
Qu Songnan – nhà nghiên cứu từ Viện Quang học Changchun cho hay: “nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới vẫn đang nghiên cứu về vấn đề này”, và nhóm nghiên cứu của ông Qu “là những người đầu tiên chế tạo thành công vật liệu này từ các loại vật liệu thô có hiệu quả về chi phí - như u-rê - bằng một quy trình chế biến đơn giản”.
Công nghệ này đã bắt đầu tạo ra các làn sóng sau khi nhà khoa học Harald Haas tới từ Đại học Edinburgh thảo luận về nó trong một bài nói chuyện năm 2011 trên TED talk. Bài phát biểu này của ông đã có 2,2 triệu lượt xem.
Các công nghệ dựa trên Li-Fi hiện đang được phát triển bởi một số công ty ở Nga, Mê-xi-cô và trên khắp thế giới.
Tiến sĩ Haas đã chỉ ra rằng, các tấm pin năng lượng mặt trời chi phí thấp có thể được dùng làm thiết bị nhận Li-Fi, và ông hy vọng rằng chúng có thể được dùng dưới dạng kết hợp nguồn năng lượng/hệ thống dữ liệu ở các nước đang phát triển.
Tiến sĩ Haas cho rằng: “nó có thể có chi phí rẻ vì nó có ở mọi nơi. Quang phổ nhìn thấy được là miễn phí.
Theo Dân trí