Nhiều người vẫn đùa nhau "tức giận sẽ làm xuất hiện nếp nhăn!" nhưng các bác sĩ mới đây đã đưa ra cảnh báo: Cáu kỉnh, tức giận không chỉ có hại cho làn da mà còn không tốt cho tim và não, làm tăng nguy cơ đối diện với đột quỵ.
Mới đây, bác sĩ phẫu thuật thần kinh người Đài Loan (Trung Quốc) tên là Yan Junlin (công tác tại Bệnh viện Keelung Chang Gung Memorial, Đài Loan) khi tham gia chương trình "The Doctor Is Hot" (chương trình truyền hình nổi tiếng về y tế) đã kể về một trường hợp bệnh mà mình từng cấp cứu. Đó là bệnh nhân nữ 30 tuổi, cô này thường xuyên cãi vã với bạn trai.
Một lần trong lúc ăn uống họ xảy ra mâu thuẫn, cô gái đã quát mắng người yêu liên tục. Sau đó, cô bất ngờ có dấu hiệu chân tay co giật và ngất xỉu, được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Sau khi trải qua một cuộc chụp cắt lớp CT khẩn cấp, các bác sĩ phát hiện người phụ nữ này bị xuất huyết não. Kiểm tra kỹ hơn cho thấy cô ấy có một khối u mạch máu trong não - một dị dạng động mạch, có thể dễ dàng bị vỡ nếu tâm trạng liên tục thay đổi.
Bác sĩ Yan cho biết, để giảm nguy cơ vỡ khối u, anh đã phải sắp xếp phẫu thuật càng sớm càng tốt cho bệnh nhân trên. Rất may, cuộc phẫu thuật thành công. Dù vậy, anh cũng lo lắng về khả năng tái phát bệnh trong tương lai vì thế đã khuyên người phụ nữ: "Từ giờ về sau, chị tuyệt đối không được nổi giận nữa, nếu không chị có nguy cơ cao phải trở lại bệnh viện".
Bác sĩ Yan Junlin giải thích rằng cảm xúc kích động và tức giận có thể gây ra những thay đổi về áp lực não. Áp suất não bình thường trung bình khoảng 10mmHg. Khi vượt mức, não bị quá tải và có thể gây xuất huyết não.
Vậy xuất huyết não là gì?
Đây là một loại đột quỵ có thể gây tử vong và xảy ra khi có chảy máu do vỡ mạch máu trong nhu mô não. Nó được cho là thường được gây ra bởi chứng phình động mạch, đó là một vết sưng phồng giống như quả bóng trên động mạch. Hiện tượng xuất huyết xảy ra khi thành phình động mạch vỡ và máu thoát ra các mô xung quanh, giết chết các tế bào não.
Thường không có dấu hiệu cảnh báo, nhưng đôi khi xuất huyết não xảy ra trong quá trình vận động thể chất quá độ hoặc quá căng thẳng, chẳng hạn như ho kéo dài, rặn do đi vệ sinh khó hoặc cố sức nâng vật nặng.Bệnh nhân có thể cảm thấy như một cú đánh bất ngờ vào đầu và sau đó là một cơn đau đầu đột ngột.Các triệu chứng khác bao gồm cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng và nhìn mờ hoặc nhìn ra bóng đôi.
Nguy hiểm hơn là chứng phình động mạch có thể vỡ trở lại hoặc não bị tổn thương.Nếu bệnh nhân sống sót, trí nhớ và sự tập trung thường bị ảnh hưởng, trầm cảm và rối loạn lo âu có thể xảy ra.Động kinh phát triển ở khoảng một trong 20 người bị xuất huyết não.Nhức đầu, mệt mỏi và mất cảm giác ở các bộ phận khác của cơ thể trong quá trình phục hồi sau xuất huyết não không phải là hiếm.
Mặc dù chứng phình động mạch có thể xảy ra âm thầm ở nhiều người không có các yếu tố nguy cơ, tuy nhiên rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ xuất huyết não. Một nghiên cứu được thực hiện ở Hà Lan cho thấy những người có hai (hoặc nhiều) quan hệ huyết thống gần gũi bị tiền sử xuất huyết dưới màng nhện sẽ có một phần tư khả năng bị xuất huyết dưới nhện.
Do vậy, nên trải qua sàng lọc cứ năm năm một lần nếu bạn có hai hoặc nhiều người thân cùng huyết thống bậc 1 trở lên bị xuất huyết dưới nhện, chẳng hạn như mẹ, cha, anh, dì hoặc chú của bạn (nhưng không phải bà hoặc ông của bạn).
Lam Anh (t/h theo Phụ Nữ Việt Nam, Sức Khỏe& Đời Sống)