Mang thai cho người khác phải kiêng ‘chuyện chăn gối’

Mang thai cho người khác phải kiêng ‘chuyện chăn gối’

Thứ 5, 28/11/2013 09:39

Khi mang thai hộ, người mang thai phải tuân thủ những điều kiện về sức khỏe, sinh hoạt để đảm bảo những yếu tố tốt đẹp nhất cho đứa trẻ được sinh ra.

Lo ngại ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng

Vấn đề mang thai hộ đã được đưa ra bàn thảo nhiều lần, hầu hết mọi người đều nhận thấy việc mang thai hộ vừa là một giải pháp nhân đạo đối với những trường hợp hiếm muộn, vừa giải quyết được những tranh chấp đang diễn ra trong thực tế khi mang thai hộ đang trở nên rất phổ biến nhưng lại thiếu sự điều chỉnh của pháp luật.

Trong bối cảnh việc mang thai hộ nhiều khả năng sẽ trở thành một vấn đề pháp lý được ghi nhận trong lần sửa đổi bổ sung Luật hôn nhân và gia đình sắp tới. Thì những tình uống tranh chấp hay những rắc rối éo le xuất phát từ việc mang thai hộ lại được đặt ra.

Một trong những vấn đề đáng lo ngại khi vấn đề mang thai hộ được thừa nhận đó chính mối quan hệ vợ chồng của người nhận mang thai hộ. Dẫu biết rằng việc mang thai hộ là tự nguyện, tuy nhiên trường hợp người thai hộ đã có chồng mà chồng không đồng ý hoặc không muốn thì người vợ có được mang thai hộ cho người khác hay không?

Luật sư - Mang thai cho người khác phải kiêng ‘chuyện chăn gối’

Ảnh minh họa

Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình có  quy định: “Trong trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có hôn nhân thì phải có thỏa thuận bằng văn bản của người chồng đồng ý cho vợ mình thực hiện việc mang thai hộ.”. Tuy nhiên, dự thảo luật không nói rõ khi ly thân (thời điểm có sự tách biệt giữa quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng) người vợ có được mang thai hộ khi chồng mình không đồng ý.

Ở đây cũng cần nói rõ có thể trong quan niệm của vợ hoặc chồng người mang thai hộ về vấn đề mang thai này là hoàn toàn khác nhau. Cho nên sẽ xảy ra trường hợp người đồng ý, người không đồng ý.  Nếu luật không có những quy định rõ ràng và hợp lý thì vô hình chung việc vì mục đích nhân đạo với những người hiếm muộn, người nhờ mang thai hộ lại làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của người khác.

Chuyện khó nói khi mang thai hộ

Luật chắc chắn sẽ không điều chỉnh tỉ mỉ đến những vấn đề “tế nhị” có liên quan đến vấn mang thai hộ, nhưng không có nghĩa là “bỏ quên” không dự  liệu đến những vấn đề đó.

Dự luật cũng chưa quy định trách nhiệm pháp lý của bên nhờ với sức khỏe người mang thai hộ trong quá trình mang thai và sau khi sinh con. Thực tế luật cũng không để điều chỉnh đến mức yêu cầu người mang thai hộ phải dừng hẳn hoặc hạn chế “sinh hoạt vợ chồng” trong thời gian mang thai hộ.

Thế nhưng, đó lại là những vấn đề có ý nghĩa và có ảnh hưởng đến việc mang thai hộ. Khi mang thai hộ, người mang thai phải tuân thủ những điều kiện về sức khỏe, sinh hoạt để đảm bảo những yếu tố tốt đẹp nhất cho đứa trẻ được sinh ra. Song làm thế nào để xác định việc tuân thủ và bảo đảm đó. Không ai theo chân người mang thai hộ hàng giờ, hàng ngày để giám sát quá trình mang thai hộ.

Dự thảo luật mới đưa vấn đề nhân đạo cho người không mang thai được, còn người mang thai hộ có nhân đạo không và thậm chí với đứa trẻ mới sinh ra nữa thì dự thảo luật chưa đi sâu đến. Thực tế, thời gian mang thai là thời gian người phụ nữ cần những sự chăm sóc đặc biệt, cần những yêu thương của người chồng, người bạn đời. Nhưng nếu như đứa trẻ trong bụng vợ không phải là người có cùng huyết thống, sinh ra không phải là con mình thì liệu có sự nâng niu, yêu thương, chăm sóc đặc biệt hay không.

Băng Tâm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.