Tới dự và chủ trì buổi họp báo có PGS.TS Nguyễn Viết Tiến – thứ trưởng Bộ Y tế, TS Lê Cảnh Nhạc – phó tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHĐ (BộY tế), ông Nguyễn Văn Tân – phó tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, ông Arthur Erken – trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA); đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
Theo đó, hơn 1/3 thanh niên Việt Nam còn chưa được tiếp cận các phương tiện tránh thai, tăng cường tiếp cận giáo dục giới tính và các dịch vụ là yếu tố then chốt giúp phòng chống mang thai ở tuổi vị thành niên.
Trên toàn thế giới, 16 triệu trẻ em gái từ 15-19 tuổi sinh con mỗi năm, các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho các em gái vị thành niên ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho hay: Trong những năm qua, công tác DS-KHHGĐ đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận, chất lượng dân số ngày càng nâng cao, tuổi thọ bình quân được kéo dài từ 73-75 tuổi, tốc độ gia tăng dân số được khống chế, giữ ổn định.
Việt Nam đang phải đối diện với những vấn đề bất cập về sức khỏe sinh sản (SKSS), sức khỏe tình dục (SKTD) đặc biệt là ở tuổi vị thành niên, thanh niên (VTN/TN).
Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề chất lượng dân số, SKSS/SKTD cho những cặp vợ chồng ở tuổi sinh sản, nhưng với những người chưa lập gia đình, dù đã có những thành tích đáng ghi nhận nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, mong mỏi của chúng ta. Theo thống kê, tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thanh niên (10-19 tuổi) chiếm khoảng 20%.
Việt Nam cần có những bước đi, cách làm, chiến lược truyền thông, hành động cụ thể, để làm sao tỷ lệ mang thai ở tuổi này ngày một giảm đi. Trên thực tế, không chỉ có những trường hợp mang thai ở tuổi 17-18, mà một số nơi, có những em bé gái chỉ mới 12-13 tuổi đã mang thai, để lại những hậu quả lớn không chỉ về thể chất mà còn tình thần.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh đến những tai biến có thể xảy đến trong quá trình thai nghén ở tuổi VTN/TN như sản giật, tiền sản giật, chảy máu đe dọa tính mạng người mẹ.
Để từng bước khắc phục tình hình quốc tế về dân số - phát triển và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên, Bộ Y tế và đang chú ý tiếp cận nhiều hơn đến nhóm VTN/TN thông qua việc chủ trì và phối hợp tổ chức và phối hợp tổ chức triển khai các mô hình cung cấp kiến thức, kỹ năng và dịch vụ về DS- KHHGĐ/SKSS cho VTN/TN như mô hình “Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân”, phối hợp các bộ, ban, ngành triển khai chương trình giáo dục DS-SKSS, giới và bình đẳng giới trong nhà trường…
P. Chính