Mang vé số độc đắc giả đi đổi thưởng, sẽ bị xử lý như thế nào?

Mang vé số độc đắc giả đi đổi thưởng, sẽ bị xử lý như thế nào?

Phạm Thị Phương Quế

Phạm Thị Phương Quế

Thứ 2, 18/09/2017 06:15

Công an tỉnh Đồng Nai đang phối hợp với Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và các đơn vị chức năng tiến hành điều tra, làm rõ vụ tờ vé số trúng giải đặc biệt bị làm giả bằng hình thức cắt dán.

Cầm vé số độc đắc giả đi đổi thưởng

Pháp luật - Mang vé số độc đắc giả đi đổi thưởng, sẽ bị xử lý như thế nào?

Chủ đại lý tá hỏa phát hiện tờ vé số độc đắc vừa đổi thưởng là vé giả (Hình minh họa).

Theo đó, ngày 8/9, ông Ngô Văn Biền (60 tuổi, ngụ xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) mang tờ vé số 557153 của công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Tây Ninh mở thưởng ngày 7/9 đến đại lý vé số của bà Hoàng Thị Kim A. (ngụ thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom) để đổi giải thưởng.

Tại đây, qua dò số, bà A. thấy dãy số trùng giải độc đắc của công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Tây Ninh nên bà chấp nhận đổi số và đưa cho ông Biền số tiền 1,7 tỷ đồng.

Sau đó, bà A. liền đưa tờ vé trúng giải đặc biệt đến công ty xổ số để lĩnh giải thì công ty xác định dãy số bị làm giả.

Đơn vị mở giải thưởng cho rằng, chữ số hàng đơn vị và hàng trăm nghìn đã bị cắt dán, làm giả tinh vi nên khó phát hiện bằng mắt thường. Vì vậy, bà A. nhanh chóng đến Công an huyện Trảng Bom trình báo vụ việc.

Ông Biền cũng được công an mời lên làm việc. Qua trao đổi ban đầu, ông Biền đồng ý trả lại số tiền 1,7 tỷ đồng nhưng ông không thừa nhận việc ông đã cắt dán, sửa tờ vé số.

Để làm rõ những vấn đề pháp lý xung quanh vụ việc này, báo Người Đưa Tin xin dẫn ý kiến của luật sư Nguyễn Thị Tuyến - công ty Luật TNHH Khải Hưng, đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

Pháp luật - Mang vé số độc đắc giả đi đổi thưởng, sẽ bị xử lý như thế nào? (Hình 2).

Luật sư Nguyễn Thị Tuyến.

Có dấu hiệu pháp lý của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo quy định tại Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 1/3/2007 của Chính phủ về kinh doanh xổ số, đối với hành vi làm giả vé số dưới mọi hình thức được xem là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Tại Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số có quy định cụ thể về điều kiện của vé xổ số lĩnh thưởng. Theo đó, một trong những điều kiện vé xổ số lĩnh thưởng phải đảm bảo còn nguyên hình, nguyên khổ, không rách rời, không chắp vá, không tẩy xóa, không sửa chữa.

Do đó, việc chiếc vé xổ số mà bà Kim A. (chủ đại lý) mang đến lĩnh thưởng hoàn toàn không đáp ứng đủ điều kiện lĩnh thưởng theo quy định, chưa cần xét đến vé xổ số có trùng dãy số trúng thưởng mà công ty phát hành sổ xố công bố hay không.

Trong vụ việc này, trước hết cần xác định rõ ai là người đã thực hiện việc cắt dán chữ số hàng đơn vị và hàng trăm nghìn nhằm hợp thức việc trúng thưởng.

Theo thông tin ban đầu, ông Biền là người trực tiếp mang tờ vé số đến và đã thỏa thuận việc bán vé số cho bà Kim A. để lấy về 1,7 tỷ đồng.

Trường hợp có cơ sở xác định ông Biền dùng thủ đoạn gian dối qua việc làm giả (cắt, dán) dãy số trên chiếc vé số; lợi dụng lòng tin, thiếu cảnh giác của bà Kim A. để thực hiện giao dịch nhằm chiếm đoạt số tiền 1,7 tỷ đồng thì ông này sẽ bị truy cứu TNHS về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo quy định tại khoản 4, Điều 139, Bộ luật Hình sự, ông Biền có thể đối diện với khung hình phạt lên tới từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Bên cạnh việc áp dụng tội danh cũng như chế tài đối với hành vi phạm tội, người phạm tội còn được xem xét việc áp dụng các tình tiết có lợi được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

Ls.Nguyễn Thị Tuyến

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.