“Mảnh ghép giáo dục” Đại học Văn Lang của ông Nguyễn Cao Trí

“Mảnh ghép giáo dục” Đại học Văn Lang của ông Nguyễn Cao Trí

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Thứ 4, 24/07/2024 12:26

Sau khi dính bê bối liên quan đến vụ chiếm đoạt tài sản triệu đô, ông Nguyễn Cao Trí đã chuyển giao quyền Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang cho vợ là bà Bùi Thị Vân Anh.

Trong những năm gần đây, các trường đại học tư thục ở Việt Nam đã ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Từ năm 1986, với chủ trương đa dạng hóa các hình thức đào tạo của Chính phủ, một số trường đại học ngoài công lập đầu tiên đã được thành lập, khi hệ thống giáo dục đại học Việt Nam chịu sức ép rất lớn về quy mô phát triển. Trong bối cảnh đó, năm 1995 Trường Đại học Văn Lang, tiền thân là Đại học dân lập Văn Lang đã được thành lập, là một trong những trường đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam

“Mảnh ghép giáo dục” Đại học Văn Lang của ông Nguyễn Cao Trí- Ảnh 1.

Năm 1995 Trường Đại học Văn Lang, tiền thân là Đại học dân lập Văn Lang đã được thành lập, là một trong những trường đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam.

Trải qua gần 30 năm phát triển, theo thông tin trên website của Văn Lang (vlu.edu.vn), trường đại học tư thục này hiện có hơn 40.000 sinh viên theo học với 7 khối đào tạo và 60 ngành học. Sau khi xây dựng cơ sở đầu tiên vào năm 1999, đến nay, Trường Đại học Văn Lang hiện có 3 cơ sở tại các quận trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Về cơ sở vật chất, theo báo cáo kết quả thực hiện quy chế công khai năm học 2022-2023, Đại học Văn Lang cho biết diện tích đất đã sử dụng của trường là 58.105m2, với tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học là 147.838m2.

“Mảnh ghép giáo dục” Đại học Văn Lang của ông Nguyễn Cao Trí- Ảnh 2.

Theo báo cáo kết quả thực hiện quy chế công khai năm học 2022-2023, Đại học Văn Lang cho biết diện tích đất đã sử dụng của trường là 58.105m2.

Về việc công khai tài chính cơ sở giáo dục đại học năm học 2022-2023, Văn Lang cho biết học phí mỗi người/năm đối với chương trình đại học bình quân các ngành là 49 triệu đồng/năm và khối sức khỏe là 141 triệu đồng/năm…

Trong khi đó, vào năm học 2021-2022, Trường Đại học Văn Lang cho biết chương trình đào tạo tiêu chuẩn và chuẩn đầu ra có mức học phí dự kiến giao động từ 20-27 triệu đồng/học kỳ tùy từng ngành học. Riêng ngành răng hàm mặt, mức học phí rơi vào khoảng từ 80-90 triệu đồng/học kỳ.

Tuy nhiên, chi tiết về các khoản công khai tài chính theo Biểu mẫu 21 hiện chưa được trường này công bố trên cổng thông tin.

“Mảnh ghép giáo dục” Đại học Văn Lang của ông Nguyễn Cao Trí- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Cao Trí là một trong những cổ đông sáng lập Tập đoàn Giáo dục Văn Lang.

Bên cạnh việc gây chú ý bởi hệ thống giáo dục với đa dạng các ngành học, Trường Đại học Văn Lang còn được chú ý với mối liên hệ với Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang (Tập đoàn Giáo dục Văn Lang).

Cụ thể, chủ sở hữu của Đại học Văn Lang là Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang, do ông Nguyễn Cao Trí là một trong những cổ đông sáng lập. Ngoài đầu tư giáo dục, ông Nguyễn Cao Trí còn được biết đến với vai trò là ông chủ của hệ sinh thái Capella Holdings hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản…

Theo thông tin trên HNX, Tập đoàn Giáo dục Văn Lang hiện có vốn điều lệ 445 tỷ đồng. Đầu năm 2022, Tập đoàn Giáo dục Văn Lang gây chú ý khi huy động thành công lô trái phiếu có trị giá tới 2.200 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào ngày 29/12/2024. Trái chủ của lô trái phiếu sẽ có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu theo tỉ lệ 1:5 (tức 1 trái phiếu được đổi thành 5 cổ phiếu).

Ngoài Trường Đại học Văn Lang, Tập đoàn Giáo dục Văn Lang còn sở hữu 6 đơn vị thành viên đều hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn (VLSC), Đại học Kinh tế và Công nghệ Bình Dương (BETU), Trường Quốc tế Nam Mỹ (UTS), Trung tâm đào tạo Bóng đá trẻ (PVF),…

Tuy nhiên, sau khi ông Nguyễn Cao Trí bị bắt do liên quan đến vụ chiếm đoạt hơn 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vị này đã chuyển giao quyền Chủ tịch Hội đồng tại Trường Đại học Văn Lang cho vợ là bà Bùi Thị Vân Anh sau nhiều năm đương nhiệm. Ngoài bà Vân Anh, hiện hội đồng trường Văn Lang còn có 7 thành viên khác.

“Mảnh ghép giáo dục” Đại học Văn Lang của ông Nguyễn Cao Trí- Ảnh 4.
“Mảnh ghép giáo dục” Đại học Văn Lang của ông Nguyễn Cao Trí- Ảnh 5.

Hội đồng trường và Ban Giám hiệu Trường Đại học Văn Lang

Năm 2024, Trường Đại học Văn Lang công bố tuyển sinh theo 6 phương thức, bao gồm: Xét dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; kết quả học tập THPT (học bạ); kết quả thi Đánh giá năng lực năm 2024 của ĐHQG Tp.HCM;...

Mới đây, Trường Đại học Văn Lang công bố mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT đối với tất cả các ngành đào tạo bậc Đại học hệ chính quy.

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 dao động từ 16 - 18 điểm.

Đối với các ngành Khoa học Sức khỏe gồm: Y Khoa, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, thí sinh cần đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.