Thay vì nói trại, nói bóng gió, họ gán cho nhiều khái niệm trong sáng những ý nghĩa mới về chuyện giường chiếu.
Barnes là nhà văn nổi tiếng người Anh. Ông từng nhiều lần lọt vào chung khảo Man Booker và thắng giải này vào năm 2011 với cuốn tiểu thuyết The Sense of an Ending. Barnes vừa có bài tiểu luận được phát trên BBC Radio 3 với tên gọi “Lý giải sự xuất hiện của các cảnh ướt át”.
> Đọc thêm: 10 tiểu thuyết hiện đại có cảnh sex thô nhất
Nhà văn Julian Barnes.
Trong bài viết, nhà văn Anh chia sẻ, các đồng nghiệp của ông hiện nay luôn phải đấu tranh trước chủ đề tình dục với câu hỏi: viết trần tục, bạo liệt; viết chừng mực vừa phải; hay bỏ qua chuyện nhạy cảm này đi. Theo Barnes, sự cởi mở của công chúng đối với đề tài sex trong văn chương là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của những trang viết về đời sống nam nữ. Hơn nữa, trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt, các nhà văn khó bỏ qua sự thật rằng, những cuốn sách càng chứa nhiều yếu tố sex càng dễ bán trên thị trường. Dù muốn hay không, theo Barnes, trước khi cầm bút, các nhà văn đã đối diện với áp lực, có thể đến từ nhà xuất bản, có thể đến từ chính bản thân họ, về khả năng tiêu thụ của tác phẩm. Và những trang viết về sex là được coi là một giải pháp.
Bên cạnh đó, khi viết về đề tài này, nhà văn còn gặp một thử thách lớn không kém, đó là nỗi sợ hãi. Các tác giả sợ người đọc sẽ quy kết, cảnh sex được viết ra từ trải nghiệm cá nhân của chính nhà văn. Để dẫn chứng cho quan điểm này, Barnes lấy ví dụ từ Fifty Shades - bộ truyện mang lại thành công ngoài sức tưởng tượng cho nhà văn E L James. Nhưng James đã luôn phải lên tiếng thanh minh rằng, những cảnh khổ dâm, bạo dâm trong tác phẩm là do bà tưởng tượng ra chứ không phải xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân.
“Viết về sex rất dễ bị nhạo báng. Thế hệ sau dễ dàng cười thế hệ trước - những người mà họ cho là khô khan, nghiêm nghị trong chuyện giường chiếu. Ngược lại, thế hệ trước lại cũng có thể chê cười kiểu cảm thụ tình dục trần trụi, thiếu lãng mạn của hậu thế”, Barnes nói.
Theo VnExpress.net