Marco Polo chỉ là kẻ lạm dụng lòng tin

Thứ 5, 27/12/2012 23:59

Marco Polo một trong những nhà thám hiểm vĩ đại nhất của nhân loại có thể chỉ là một kẻ lạm dụng lòng tin.

Đó là kết luận của một nghiên cứu mới đây do nhóm các nhà khảo cổ học người Ý tiến hành ở Nhật Bản. Theo nghiên cứu mới này thì Marco Polo có thể chưa bao giờ đi xa khỏi khu vực Biển Đen và ông ta không phải là một thương nhân sống nhiều năm ở Trung Hoa và phương Đông xa xôi.

Chân dung nhà thám hiểm Marco Polo

Nhóm các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu nghi ngờ rằng nhà thám hiểm xứ Vernice có thể tích góp những mẩu chuyện về các vùng đất kì bí ở phương Đông, về Trung Hoa, Nhật Bản và đế quốc Mông Cổ vào thế kỉ thứ 13 từ những lữ hành ở khu vực Biển Đen. Sau đó ông ta ghi chép những mẩu truyện trên thành một quyển sách được cho là tài liệu về các chuyến đi của ông ta trong khoảng thời gian từ năm 1271 đến năm 1291. Quyển sách này mô tả chi tiết về mối quan hệ của ông ta với Hốt Tất Liệt.

Khi kể lại về quá trình nghiên cứu cho tờ báo lịch sử Focus Storia, giáo sư Daniele Petrella thuộc trường đại học Naples cho rằng có rất nhiều điều mâu thuẫn và không chính xác trong những mô tả của Marco Polo về các cuộc xâm lược Nhật Bản của Hốt Tât Liệt trong các năm 1274 và 1281.

Giáo sư Petrella cho biết: ”Ông ta nhầm lẫn cả hai cuộc xâm lược này và làm rối những chi tiết về cuộc viễn chinh lần thứ nhất với cuộc viễn chinh lần 2”.

Giáo sư Daniele thuộc trường đại học Naples, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết: ”Trong các ghi chép về cuộc xâm lược lần thứ nhất, ông ta đã mô tả việc hải quân rời Hàn Quốc và bị một cơn bão to đánh vào trước khi đến bờ duyên hải của người Nhật. Nhưng điều đó lại xảy ra vào năm 1281, nếu một người được cho là nhân chứng thì liệu rằng họ có thể nhầm lẫn các sự kiện cách xa những bảy năm không?”.

Những mô tả của Polo về thủy quân Mông Cổ không đúng với những tàn tích của các con tàu mà nhóm khảo cổ khai quật được ở Nhật Bản, vì ông ta đã viết các con thuyền có 5 cột buồm trong khi đó những thuyền được người ta phát hiện lại chỉ có 3.

Giáo sư Petrella cho biết thêm: “Trong suốt quá trình khai quật, những nghi ngờ về tất cả những gì ông ta đã chép lại bắt đầu được nhen nhóm. Khi ông ta miêu tả chiến hạm của Hốt Tất Liệt, ông đã kể về một loại hắc ín được sử dụng để làm kín vỏ tàu. Ông ta sử dụng từ “chunam” trong tiếng Trung có nghĩa là không có gì.

Trên thực tế đó lại là một từ có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư khi nói đến hắc ín. Và cũng thật là kì lạ về cách sử dụng từ ngữ, chẳng hạn như khi ông ta sử dụng những tên địa phương để mô tả những địa điểm, ông ta lại dùng các thuật ngữ Ba Tư”.

Bên cạnh đó, nhà thám hiểm Polo đã khẳng định với tư cách là một sứ giả trong triều đình Hốt Tất Liệt nhưng trên thực tế tên ông ta lại không được nhắc đến trong bất kì các bản ghi chép còn sót lại của người Trung Quốc hay người Mông Cổ.

Những công bố gần đây nhất về việc này đã được in trong cuốn sách có tựa đề “Did Marco Polo go to China?”. Trong cuốn sách này, tác giả cho rằng Polo chưa bao giờ đặt chân ra khỏi Biển Đen và ghi chép nổi tiêng của ông ta chỉ là bộ sưu tập các câu chuyện của những người lữ hành kể lại.

Lê Thúy (theo Discovery)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.