>>'Thú vui' kinh dị của quý bà khát tình
Khác hẳn với sự yên ắng bên ngoài, bên trong lổn nhổn người là người. Riêng ở chỗ thay quần áo thì rặt đàn ông, kể cả nhân viên phục vụ. Khách trút bộ xiêm y bên trong, bên ngoài cho vào tủ khóa cẩn thận cho nó yên tâm thưởng ngoạn khoản đấm bóp, nên chi tiếng cười nói trở nên sảng khoái rổn rảng.
Khách hàng là... quý bà (Ảnh có tính chất minh họa).
10 chàng lần lượt nhảy vào 10 cái chum đã để sẵn. Ối, ối, nước nóng quá mày ạ - chàng nào đó cất tiếng bảo nhân viên. Cậu nhân viên ngọng líu lo: Chú bảo sao, lóng à? Chú xem nhiệt kế, chuẩn trăm phần trăm đới. Lếu thích cháu châm thêm lước lạnh nhá? Lại chen tiếng Tây: Ô-kê! Chừng 10 phút, lần lượt các chàng ra bồn sục nước ấm, nếu muốn kỳ cọ thì có nhân viên nam giúp. Trong lúc lim dim “sục”, mỗi chàng có thể dùng loại thức uống tùy thích. Cũng chừng 10 phút nữa, các chàng được “tống” vào hai buồng xông hơi nghi ngút, chàng nào quen ngồi được dăm bảy phút, chàng nào chưa quen cũng ráng ngồi khoảng 2 - 3 phút cho có lệ rồi quay ra tắm lại nước ấm. Và cung đoạn hai bắt đầu...
Mỗi chàng được một nhân viên nam dẫn giải như “tù binh” vào một buồng riêng. Vừa kịp nằm trên chiếc đệm trắng muốt và đầu óc mông lung tưởng tượng đủ thứ thì một em bước vào, thỏ thẻ: Em massage cho anh nhá? Tôi gục gục đầu. Anh nằm xuống, úp mặt xuống nhé, úp mặt xuống cái lỗ tròn tròn ấy. Sao? Anh cứ làm theo em bảo đi mà. Sẽ thấy dễ chịu. Tôi làm theo như một cái máy. Cái lỗ tròn tròn mà cô ta giới thiệu ấy là cái lỗ khoét chỗ vị trí gối đầu. Tôi nhìn xuống thì thấy có một chiếc chậu lấp lánh những hạt như hạt ngọc và dường như có mùi hương gì đó phảng phất bay lên thật dễ chịu. Bàn tay cô gái thuần thục nhuần nhuyễn trên tấm lưng trần dường như làm cho từng đường gân thớ thịt của tôi giãn ra. Tôi cũng cố hỏi một câu ỡm ờ quen thuộc mà mấy anh phóng viên hay dùng: Ở đây vậy thôi em? Chỉ có vậy thôi anh ạ. Cô gái trả lời nhẹ nhàng rồi tiếp tục bình thản nhẫn nại công việc của mình, không thèm quan tâm đến việc khách nghĩ gì, muốn gì.
Khi cô bảo tôi nằm ngửa để cô tiếp tục massage phần đầu và mặt, tôi mới có dịp nhìn rõ cô gái. Khoảng 25-26 tuổi, gương mặt, thân hình bình thường, rất bình thường như bao cô gái khác. Đồng phục cũng rất kín đáo, kín đáo hơn cả mấy cô tiếp thị bia mà tôi vẫn thường gặp ở các quán xá. Trên gương mặt lộ rõ vẻ bình thản, từng giọt mồ hôi bắt đầu lấm tấm. Em cứ làm vừa sức thôi, đừng cố gắng quá, nhọc sức – tôi bảo. Cô gái nhỏ nhẹ: Em cảm ơn. Em tên gì? Dạ tên Tứ. Em quê ở đâu? Dạ quê em ở T.H anh ạ. Em làm nghề này bao lâu rồi? Dạ tròn 3 năm ạ. Anh thấy em massage rất thành thục. Dạ. Trước khi vào đây, em phải đi học 9 tháng, lúc đầu cũng nghĩ chơi chơi, nhưng khi vào học mới biết phải học nghiêm túc. Thầy cô giáo đều là các bác sĩ, các lương y hẳn hoi anh ạ. Xong khóa học, bọn em phải thi cả lý thuyết lẫn thực hành, nhiều người làm ẩu cũng rớt như thường anh ạ. Có tấm bằng đó mới được nhà hàng tuyển dụng. Và cũng phải mất 3 năm em mới được như bây giờ... Lương bổng thế nào? Tháng em được hơn triệu, còn lại hưởng tiền boa của khách.
Tôi đùa đùa: Có làm gì đâu mà boa? Dạ, anh không boa cũng được. Em cũng không dám vòi đâu. Anh mà báo lại chủ nhà hàng là sáng mai em xách túi về ngay... Cô gái cho tôi biết thêm, tại điểm massage này, khách hàng là nữ chiếm đến 1/3 và đa số họ khó tính hơn đàn ông (?). Câu chuyện tiếp tục thêm một lúc nữa rồi đến lượt cô gái mời tôi đắp lá ngải cứu trên lưng, mặt. Mùi thơm của ngải cứu thật dễ chịu, khoan khoái không ngờ.
Massage từ lâu đã mang tiếng là nơi dung dưỡng tệ nạn xã hội hoặc ít ra cũng là nơi tệ nạn xã hội “núp bóng” nên mới nghe đến từ này, nhiều người tỏ ra dị ứng ngay lập tức. Dĩ nhiên, những hoạt động tệ nạn xã hội, dù nấp dưới bất cứ hình thức nào cũng đều bị phê phán, lên án và xử lý theo pháp luật. Cũng phải thừa nhận rằng trên thực tế hầu hết các khách sạn lớn đều có dịch vụ này và hiện đang “ăn nên làm ra”, có một vài nơi thậm chí còn “cứu sống” cho cả khách sạn khi mà công suất buồng phòng đang lao đao thời lạm phát. Nên có vẻ như cái dịch vụ “mát-xa” thật sự chứ không trá hình gì như nêu trên, nếu không khuyến khích, cũng chẳng có gì đáng phê phán. Nó tựa hồ như một địa điểm vật lý trị liệu thực sự, có ích đối với con người.
Thiết tưởng, những nhân viên làm việc ấy, nếu ai đó nhìn họ với ánh mắt khinh rẻ như bao điểm “mát-gần”, thì quả thật là oan cho họ. Họ chỉ đơn thuần mưu sinh như bao nghề khác mà thôi! Trên chặng đường mưu sinh của họ cũng thánh thót những giọt mồ hôi và có thể có cả những giọt nước mắt tủi hờn mà không phải bất cứ vị khách nào cũng có dịp nhìn thấy...
Theo Nguyễn Đức Nam (Công an Đà Nẵng)