Mất Aleppo, phương Tây 'hoảng loạn' vì không có kế hoạch B

Mất Aleppo, phương Tây 'hoảng loạn' vì không có kế hoạch B

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 3, 13/12/2016 15:21

Biết trước việc thất thủ của Aleppo nhưng không thể đảo ngược tình hình, liên minh phương Tây đang cho thấy sự bất lực của mình.

Theo Sputnik, hôm 12/12 (theo giờ địa phương) quân đội Syria đã chính thức giải phóng thành trì Aleppo sau khi đánh bật những tay súng cuối cùng cố thủ ở phía đông thành phố này.

Phát biểu trên kênh truyền hình Sana của chính phủ Syria, Tổng thống Bashar al-Assad chúc mừng các binh sĩ và nhấn mạnh việc giành quyền kiểm soát thành phố Aleppo sẽ là tiến trình quan trọng hướng tới việc giải phóng toàn bộ đất nước Syria khỏi các phần tử khủng bố và quân nổi dậy.

"Dù chưa hẳn là sự khởi đầu của một kết thúc, nó chắc chắn là một thay đổi bước ngoặt trong cuộc chiến," Benedetta Berti, một chuyên gia Syria tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel cho biết.

Chiến thắng này được coi là ngoài dự định đối với quân đội Syria và Nga, khi trước đó tất cả đều chỉ dám hy vọng sẽ cố gắng thành công trước lễ nhậm chức của Donald Trump.

Tiêu điểm - Mất Aleppo, phương Tây 'hoảng loạn' vì không có kế hoạch B

Chiến thắng ở Aleppo sẽ là bước ngoặt quan trọng ở Syria.

Hơn nữa, thành công này sẽ tiếp tục đưa Nga đi đúng hướng để đạt được mục tiêu giữ lại chính phủ hợp pháp ở Syria bao gồm việc kiểm soát các trung tâm đô thị chính như Damascus, Aleppo, Homs và Hama. Động thái tiếp theo của quân đội Syria và Nga có thể là chiếm lại tỉnh Idlib ở phía tây bắc, một thành trì còn lại của quân nổi dậy.

Cuộc chiến ở Aleppo đã kéo dài hơn 4 năm và đã có hàng chục nghìn người dân phải rời khỏi đây trước sự ác liệt của các cuộc giao tranh. 

Nhưng điều quan trọng nhất có thể nhìn thấy ở Aleppo đó là các lực lượng vũ trang nổi dậy - ban đầu được ước tính có số lượng lên tới 10.000 chiến binh đã bỏ cuộc dễ dàng hơn so với mong đợi. Đồng thời những đồng minh bên ngoài của phe đối lập như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, Qatar, hay được nhắc đến nhiều nhất là Mỹ đã không đến giải cứu cho phiến quân mà họ hậu thuẫn.

Trong 5 năm diễn ra cuộc nội chiến Syria, chính những cường quốc bên ngoài chứ không phải bên Syria mới quyết định kẻ thắng người thua trong một thời điểm cụ thể. Khi chính phủ của Tổng thống Assad suy yếu, ông tìm đến đến Nga, Iran cho một sự hỗ trợ nhiều hơn. Tương tự như vậy, phe đối lập cũng tìm đến những đồng minh bên ngoài của mình, nhưng lần này gần như họ đã bị bỏ rơi.

Tiêu điểm - Mất Aleppo, phương Tây 'hoảng loạn' vì không có kế hoạch B (Hình 2).

Quân chính phủ Syria trong những chiến dịch cuối cùng ở Aleppo.

Với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này đang vướng vào cuộc chiến của riêng họ với lực lượng người Kurd và IS. Mối quan tâm chính của Ankara là sự lớn mạnh của người Kurd ở phía nam biên giới sát với Syria. Cuộc đảo chính quân sự thất bại hồi tháng 7 cũng sự bất hòa với phương Tây đã trở thành rào cản cho quyết định đưa cánh tay cứu vãn tình hình của Tổng thống Erdogan.

Ả Rập Saudi và các nước vùng Vịnh vẫn tin rằng ông Assad sẽ bị đánh bại và lật đổ như nhà độc tài Muammar Gaddafi ở Libya trong năm 2011. Họ phóng đại khả năng Mỹ can thiệp quân sự chống lại Assad dù chính Tổng thống Obama đã nói rõ mong muốn của mình là không bị hút vào một vũng lầy ở Trung Đông sau bài học ở Iraq và Afghanistan.

Trong thực tế, ông Assad đã luôn có khả năng duy trì quyền lực bởi mọi yếu tố ông có đều rất bền vững. Trong đó chính phủ ở Damacus có bộ máy hoạt động trơn tru, thống nhất, có lực lượng quân sự mạnh mẽ và trên tất cả, Nga và Iran đã luôn cam kết một cách sống còn rằng sẽ không bao giờ thay đổi chế độ ở Syria – một quyết tâm lớn hơn rất nhiều so với Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, Qatar và Mỹ, nhà phân tích Trung Đông Patrick Cockburn nhận định.

Sự thất bại ở Aleppo cũng đồng nghĩa với việc phiến quân không có cơ hội lật đổ chính phủ Assad, tuy nhiên nhà lãnh đạo hợp pháp ở Syria sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong công cuộc xây dựng lại đất nước giữa đống đổ nát.

Ông Assad cũng sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt từ phương Tây và chính phủ của ông sẽ tiếp tục chịu sự cô lập từ một số đối tác giao dịch trước đó chính mình bao gồm Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, chế độ quân chủ vùng Vịnh và Jordan. Trong khi đó các quốc gia vùng Vịnh nói riêng cũng có thể tiếp tục tài trợ cho quân nổi dậy.

Tiêu điểm - Mất Aleppo, phương Tây 'hoảng loạn' vì không có kế hoạch B (Hình 3).

Phương Tây "hoảng loạn" khi đòi trừng phạt Nga vì giúp giải phóng Aleppo.

Trong một động thái khác, vào tuần trước các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada còn ra tuyên bố sẽ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế và chính trị đối với các đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong đó có Nga và Iran sau khi biết trước được Aleppo thất thủ chỉ là chuyện một sớm một chiều.

Patrick Armstrong, cựu cố vấn chính trị của Đại sứ quán Canada tại Moscow và một nhà phân tích lâu năm tin rằng lý do khiến phương Tây nghĩ tới phương án cấm vận vô lý như vậy thực tế rất đơn giản: "Các nước phương Tây đang hoảng loạn bởi họ không có một kế hoạch B ở Syria".

Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã làm đảo lộn tất cả mọi kế hoạch trước đó của các nhà hoạch định NATO. "Một điều lẽ ra đã xảy ra nhưng cuối cùng lại không xảy ra", Armstrong nói với Sputnik, "Tổng thống mới đến của nước Mỹ đã không quan tâm đến việc đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Syria, cũng như không mặn mà đến việc tiếp tục lập trường cũ kỳ Assad phải ra đi”.

Những người tiếp tục hoài nghi đối với hoạt động của Nga tại Aleppo rõ ràng là không nhận định được tình hình và không hiểu rằng xu hướng chống đối thực tế đã thay đổi, nhà ngoại giao Canada lưu ý.

Nếu phương Tây gây sức ép bằng lệnh trừng phạt mới với Nga do việc giải phsong Aleppo, theo Armstrong đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng bởi Nga vẫn ứng phó tốt đối với các áp đặt trừng phạt trước đó. Đồng thời "đòn đánh trong hoảng loạn" của Washington cũng sẽ phản tác dụng khi giờ này không còn mấy ai tin vào câu chuyện thêu dệt của phương Tây về Syria.

Ngoài ra, với tình hình hiện tại, tuyên bố của Tổng thống đắc cử Donald Trump cho thấy chính quyền mới của Mỹ sẽ tập trung khả năng vào việc đánh bại IS hơn là lo cho những việc quẩn quanh khác. Với triển vọng này, Nga và Mỹ cuối cùng sẽ phá vỡ ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự mất lòng tin.

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.