May 10 chào UPCoM sau 2 năm trì hoãn vì… ngại lên sàn

May 10 chào UPCoM sau 2 năm trì hoãn vì… ngại lên sàn

Nguyễn Hoàng Yến

Nguyễn Hoàng Yến

Thứ 3, 09/01/2018 11:37

Sau hai năm trì hoãn lên sàn vì sợ bị khối ngoại thâu tóm, ngày mai 10/1, 18,9 triệu cổ phiếu của May 10 sẽ có giao dịch đầu tiên trên thị trường UPCoM.

Thông tin từ sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho hay, Tổng công ty May 10 – CTCP (May 10) sẽ có giao dịch đầu tiên ngày 10/1 tới, với mã chứng khoán M10.

Căn cứ giá khởi điểm 22.800 đồng/cổ phiếu, 18,9 triệu cổ phiếu M10 được định giá 431 tỷ đồng.

Tài chính - Ngân hàng - May 10 chào UPCoM sau 2 năm trì hoãn vì… ngại lên sàn

May 10 ngại lên sàn vì sợ bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm.

Tổng công ty May 10 có trụ sở tại 765A đường Nguyễn Văn Linh, Hà Nội. Hoạt động chính là sản xuất quần áo và phụ liệu may mặc, với sản phẩm chủ lực là áo veston và jacket. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, bất động sản và đào tạo nghề.

Theo báo cáo kiểm toán ngày 15/12/2017, May 10 có vốn chủ sở hữu là 189 tỷ đồng, trong đó cổ đông Nhà nước là Tập đoàn Dệt May Việt Nam nắm giữ cổ phần xấp xỉ 34%. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – cổ đông cá nhân lớn nhất – sở hữu 5,7% cổ phần và các cổ đông khác nắm hơn 60%.

Còn nhớ, hồi đầu tháng 11/2015, khi việc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (hai hiệp định được kỳ vọng mang lại tác động tích cực đến ngành dệt may) đi vào hồi kết, một loạt các doanh nghiệp dệt may trong nước đã công bố kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán.

Thời điểm đó, May 10 cũng có sẵn kế hoạch niêm yết, thậm chí còn chọn sẵn mã giao dịch chứng khoán là M10, nhưng trì hoãn với lý do sợ bị thâu tóm bởi nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị May 10 thời điểm đó trả lời báo chí cũng cho biết, công ty của ông cũng đã chuẩn bị thủ tục để niêm yết trên sàn HNX nhưng chưa muốn lên. Theo vị lãnh đạo này, May 10 không hề có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán vì khi niêm yết, May 10 sẽ dần dần bị các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm.

Trong khi đó, May 10 lại không có nhu cầu huy động vốn trên sàn chứng khoán, vì nhờ có uy tín nên dễ dàng huy động vốn với lãi suất thấp hoặc lãi suất 0% từ các khách hàng của mình.

Lãnh đạo doanh nghiệp này lo ngại các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào chiếm dần quyền chi phối doanh nghiệp, May 10 sẽ không còn là một công ty Việt Nam nữa.

Kết quả kinh doanh những năm qua của May 10 ghi nhận tăng trưởng khá. Năm 2016, doanh thu thuần đạt trên 2.900 tỷ đồng, tăng 7,7% và lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt gần 52 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với năm trước đó.

Thu nhập bình quân của người lao động cũng được cải thiện qua các năm. Lương bình quân năm 2016 là hơn 7 triệu đồng/người/tháng, so với 2014 tăng 2 triệu đồng.

Năm nay, Tổng công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần 3.116 tỷ đồng và LNST 53.500 tỷ đồng, thực hiện chia cổ tức 15%.

Tính đến 2017, cả nước mới chỉ có khoảng 30 trong số 6.000 doanh nghiệp dệt may lên sàn. Hồi tháng 3/2016, Tổng công ty May Việt Tiến chào sàn UPCoM với giá khởi điểm 40.000 đồng/cổ phiếu nhưng ngay lập tức “cháy hàng”, dù tăng giá tới 160.000 đồng/cổ phiếu.

Do đó lần chào sàn này của May 10 được giới phân tích đánh giá sẽ tạo ra một cuộc canh tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư muốn hưởng thụ thành quả của doanh nghiệp này.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.