Theo các bác sĩ sản khoa thì tình trạng nước ối đục thường diễn ra vào những tuần cuối của thai kỳ nhưng cũng có trường hợp mới mang thai 3 tháng nước ối đã bị đục.
Ở đầu thai kỳ nước ối sẽ có màu trắng trong như nước dừa non. Khi thai nhi càng lớn thì nước ối sẽ chuyển dần sang trắng đục. Đến tuần thứ 38 trở đi thì có màu như nước vo gạo.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước ối đục đầu tiên phải kể đến việc thai nhi thải chất gây vào buồng ối.
Chất gây được hình thành từ tế bào chết trên da, niêm mạc mạc miệng/ hô hấp/ đường niệu… Thai càng lớn thì mức độ bong tróc càng nhiều khiến nước ối đục.
Nguyên nhân thứ hai khiến nước ối đục là do bé thải phân su trong buồng ối. Nếu nước ối đục do nguyên nhân này thì thai nhi có thể bị thiếu oxy khiến cơ vòng hậu môn giãn và đẩy phân su vào buồng ối.
Nước ối đục có ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé?
Với trường hợp nước ối đục trong tháng cuối của thai kỳ thì hoàn toàn có thể yên tâm. Bởi điều này sẽ không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của con yêu.
Khi nước ối bị đục do nguyên nhân thứ hai thì mẹ bầu cần phải kiểm tra xem xét vấn đề suy thai. Nếu tình trạng này xảy ra thì phải điều trị ngay để tránh việc thai nhi bị chết lưu, sinh non.
Nếu chỉ bị suy thai tạm thời cũng cần phải theo dõi sát sao để tránh bị tái phát hay suy thai cấp tính khi chuyển dạ.
Nước ối đục không nguy hiểm nhiều như thai phụ tưởng
Theo Th.S, BS Bạch Cẩm An, Trưởng khoa Phụ sản, BV Trung ương Huế: Nước ối có chức năng bảo vệ, che chở cho thai tránh những va chạm, sang chấn, đặc biệt là bảo đảm môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối.
Về màu sắc, lúc đầu thai kỳ nước ối có màu trắng trong (như màu nước dừa non). Thai nhi càng lớn dần thì màu sắc nước ối sẽ trắng đục dần do có chứa nhiều chất gây.
Thai đủ trưởng thành (từ tuần lễ thứ 38), nước ối sẽ có màu trắng đục gần giống như nước vo gạo. Nước ối đục không nguy hiểm nhiều như thai phụ tưởng trừ khi có dấu hiệu bị suy thai trong quá trình chuyển dạ hoặc gần sinh.
Chất gây là do tế bào thai nhi từ da, niêm mạc miệng, niêm mạc hô hấp, đường niệu và đường tiêu hóa bong tróc vào buồng ối.
Thông thường, khi thai đủ trưởng thành thì các tế bào này bong tróc nhiều và làm nước ối có màu trắng đục do chất gây.
Tình trạng này hoàn toàn không nguy hiểm cho thai nhi.
Nước ối đục sinh ra con khó nuôi là không có căn cứ khoa học
Nhiều thai phụ lo lắng về việc nếu bé uống phải nước ối đục trong quá trình sinh sẽ phải rửa ruột, hoặc bé sống lâu trong môi trường nước ối đục sẽ bị liên quan đến viêm mũi họng sau này...
Thậm chí, nếu nước ối đục, sinh ra em bé bị ghèn mắt, phải nhỏ nước muối sinh lý liên tục...
Theo các chuyên gia sản khoa, những lo lắng này không có căn cứ. “Việc lau rửa ghèn mắt, vệ sinh cho bé là cần thiết cho bất kỳ trẻ sơ sinh nào, không phải chỉ riêng bé do trong quá trình mang thai bị nước ối đục” – BS An nói.
Theo BS An, trừ khi bị vi khuẩn xâm nhập do viêm màng ối, viêm nhiễm từ âm hộ, âm đạo, cổ tử cung..., còn lại nước ối là môi trường hoàn toàn trong sạch, vô khuẩn.
Điều nguy hiểm không phải là bé hít hay uống phải nước ối mà nguy hiểm nhất là bé bị ngạt hay sặc nước ối trong quá trình chuyển dạ.
Nếu gặp phải trường hợp này, bé có thể bị suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong. Hoặc chịu những di chứng sau này do thiếu oxy lên não.
Thai phụ cần chú ý hơn nữa nếu thai nhi bị nước ối xanh đục đi kèm cạn nước ối, có dấu hiệu suy thai do nhiễm khuẩn ối. Điều này cần phải được kết luận bằng kết quả soi ối.
Khi phát hiện nước ối bị đục, mẹ bầu cần làm gì
Giữ cho tinh thần thoải mái, không lo lắng quá mức: Vì lo sợ thai nhi hít phải nước ối đục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, mắc bệnh về hô hấp nên các bà mẹ cực kỳ lo lắng.
Khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn: Khi phát hiện nước ối đục các bác sĩ sẽ đưa ra lịch khám thai dành riêng và mẹ bầu phải tuân thủ đúng lịch trình. Điều này sẽ giúp thai kỳ được theo dõi sát sao, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Lúc này mẹ nên uống nước thật nhiều để oxy và chất dinh dưỡng lưu thông tốt. Mẹ nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ, ngủ đủ giấc… Tuyệt đối không nằm ngửa, cúi thấp người…
Không uống quá nhiều nước dừa, nước mía, ăn quá nhiều đồ ăn chiên xào… sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, tăng cân nhanh.
>>>Xem thêm: Bà bầu cần tránh những sai lầm tai hại trong việc ăn mía kẻo ảnh hưởng đến thai nhi
Phong Linh (tổng hợp)