Tuy nhiên, bỏ rơi con, vứt con đi trong lúc đứa bé cần người mẹ nhất là việc làm cần lên án, thậm chí cần phải truy cứu trách nhiệm trước pháp luật...
Thay vì sống trong sự êm ấm của tình thương bố mẹ thì trẻ lại bị bỏ rơi. Ảnh minh họa
Ngậm ngùi nghe chuyện vứt con
Lý giải cho nguyên nhân của việc phải bỏ con đi khi vừa sinh ra, hoặc vứt con đi, sau khi sự việc vỡ lở, hầu hết các bà mẹ đều đưa ra những lý do khiến cho người tiếp nhận thông tin phải ngỡ ngàng. Trường hợp của vợ chồng anh Nguyễn Đức Tr. và chị Vũ Thị D. quê ở Hưng Yên, vào Nam lập nghiệp, đăng ký tạm trú tạm vắng tại xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi ( TP. HCM) là một ví dụ. Họ có một bé trai tên khai sinh Nguyễn Đức Hoàng H . Tiếp đó chị Vũ Thị D. mang thai và sinh ra đứa con thứ hai.
Cần có Tòa án Gia đình
Để xảy ra các trường hợp trên một phần là do pháp luật còn có chỗ chưa đầy đủ. Không phải cứ xét đến vụ việc là lại phải xem xét nó là hành chính hay là hình sự để đối chiếu mà xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu hành vi bỏ con, vứt con không bị xử lý nghiêm thì dễ xảy ra những tình huống tiếp theo chứ không dừng lại. Theo GS - TS Lê Thị Quý, trong gia đình có những hành vi, quan hệ, đặc thù của gia đình. Do đó cần có một cơ quan đặc thù để giải quyết. GS -TS Lê Thị Quý nêu quan điểm Việt Nam cũng cần có một tòa án có tên gọi Tòa án Gia đình để giải quyết các mối quan hệ, hành vi đặc thù này.
Tuy nhiên, đứa bé không may mắn đã mang trọng bệnh. Vũ Thị D. mẹ của cháu bé kém may mắn đã bỏ lại con tại bệnh viện sau khi sinh. Khi được xác minh thì hoàn cảnh kinh tế của gia đình này lại không phải quá khó khăn. Sau khi được cộng đồng cưu mang, chăm sóc, hỗ trợ về phí để chăm sóc đứa con không may bị bạo bệnh, người mẹ đã hồn nhiên nói : "Nếu các nhà hảo tâm bỏ tiền ra cứu chữa được con tôi thì tôi sẽ quay lại nhận con".
Đã có không ít người tỏ ra rất bất bình về cách suy nghĩ này của bà mẹ trên. Với một hoàn cảnh khó khăn, thì không gì quý hơn là nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng, tuy nhiên có lúc vô hình trung lại làm tăng tính ỷ lại vào cộng đồng của không ít trường hợp. Gần đây, một trường hợp khác cũng liên quan đến việc bỏ con lại bệnh viện là trường hợp của cháu bé được đặt tên N.H tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP. HCM). Em bé này không may mắn mắc trọng bệnh và bị vứt bỏ tại bệnh viện.
Tìm hiểu thông tin diễn biến về trường hợp này, được biết, sau khi được giúp đỡ, chữa trị, cháu bé đã được quay về với gia đình. Người mẹ trẻ sau lúc bồng bột bỏ con, đã quay lại nhận đứa trẻ với niềm vui và sự tủi hổ. Nhưng lại chỉ quay lại sau khi đứa bé được cộng đồng quan tâm, trợ giúp.
Nêu suy nghĩ về việc các bà mẹ trẻ nỡ tâm vứt bỏ đứa con do mình dứt ruột đẻ ra, bà Nguyễn Thị Thúy (Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên) cho biết: Nếu nhìn nhận ở góc độ tâm lý thuần túy chắc chắn đó phải là một quyết định vô cùng khó khăn và đau đớn. Trong một hoàn cảnh cụ thể, thời khắc cụ thể, một người phụ nữ có khi chỉ có một lựa chọn và quyết định duy nhất. Tuy nhiên, sau đó, hành động này có thể khiến họ phải đau khổ dằn vặt, thậm chí là căm ghét chính bản thân mình. Sự hối hận có thể đến ngay sau khi có hành vi không bình thường.
Ẩn số tâm lý sau sinh
"Có những vấn đề gia đình, người ngoài khó có thể hiểu hết những uẩn khúc tâm lý đằng sau nó"ỏ, bà Thúy cho biết. Theo bà Thúy, trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn, trợ giúp bà thấy, có những người phụ nữ bề ngoài tỏ ra có một cuộc sống bình thường nhưng thực tế trong gia đình họ sống với vô vàn áp lực. Một nỗi đau tinh thần câm nín. Do đó, để đánh giá một hoàn cảnh, một gia đình có bình thường theo quy tắc chung hay không chỉ người trong cuộc mới biết.
GS- TS Lê Thị Quý - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới & Phát triển ( Đại học KHXH&NV) cho rằng, với góc độ một nhà nghiên cứu, khi nêu lên những ẩn số phát sinh trong tâm lý của bà mẹ sau khi sinh bà Quý cho rằng điều đó chưa được nghiên cứu một cách cụ thể. Trước đây rất ít khi xảy ra tình trạng này, nếu có cũng là rất cá biệt. Bình luận về vấn đề một dạng tâm lý của phụ nữ sau khi sinh có gì đặc biệt để có thể dẫn đến các hành vi mất kiểm soát, bà Quý cho hay điều đó cũng cần được nghiên cứu ở cả góc độ y học và xã hội học. Còn thông thường khi sinh con là thời điểm tình mẫu tử, phụ tử lên cao nhất. Người cha người mẹ có thể làm tất cả vì con chứ không phải đó là thời điểm phát sinh ra những việc làm mất nhân tính.
"Hành động nhân ái của cộng đồng là việc làm rất đáng trân trọng nhưng không thể vì thế mà dễ dãi với những người mẹ nỡ tâm vứt con đi. ở góc độ xã hội hiện nay, đây là một vấn nạn đáng báo động. Ngoài việc cần lên án, phê phán những người phụ nữ dám làm việc "tày trời" này, cũng cần phải xem xét đến vai trò của người đàn ông trong đó", GS- TS Lê Thị Quý, khẳng định.
Đông Phương