Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo các việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.
Thả cá chép tiễn ông Táo về trời còn mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới tốt lành, vạn sự như ý, nhà nhà ấm no. Ngoài ý nghĩa “cá hóa long” – cá hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời, tục thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt.
Trong tâm thức người dân, thả cá chép còn mang ý nghĩa thăng hoa, biểu tượng cho tinh thần vượt khó, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Chính vì thế mà phong tục này vẫn đang được phát huy và lưu truyền lại cho thế hệ sau hiểu được văn hóa dân tộc.
Mẹo giúp cá chép sống lâu trong ngày Ông Công Ông Táo
- Khi mua bạn nên chọn những con bơi khỏe; thân không bị trầy xước, mất vảy.
- Sau khi mua cá chép về, chị em nên đổ ngay ra chậu nước sạch. Tốt nhất là nên xin chậu nước giếng nhà ai đó, hoặc nếu không có nước giếng chị em nên chuẩn bị một chậu nước máy trước đó 2-3 ngày để nước bay hết clo rồi mới thả cá vào. Ngoài ra, bạn có thể dùng 2-3 giọt rượu trắng vào miệng cá, sau đó thả cá vào chậu nước để nơi thoáng mát.
Thả cá chép đúng ý nghĩa
Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.
Thả cá chép thế nào cho vừa đúng ý nghĩa tâm linh, vừ