Nên hẹn giờ tắt điều hòa
Phần lớn điều hòa trong các gia đình được sử dụng buổi tối trong thời gian đi ngủ và thông thường chúng ta chỉ tắt điều hòa lúc ngủ dậy vào buổi sáng. Thay vì 7h sáng dậy chúng ta mới tắt điều hòa, chúng ta không hẹn giờ tắt từ lúc 6h? Ngay cả khi điều hòa được tắt trừ 6h sáng thì hơi lạnh còn lại cũng đủ giúp chúng ta ngủ đến 7h một cách thoải mái và dễ chịu. Chỉ cần việc nhỏ này giúp chúng ta tiết kiệm tiền điện không nhỏ.
Hãy bật điều hòa kết hợp với quạt
Kết hợp vừa bật điều hòa và quạt trần, hoặc quạt cây khiến người dùng có cảm giác tốn điện hơn. Tuy nhiên trên thực tế, đây lại là một trong những biện pháp đơn giản trong việc vừa làm mát căn phòng, vừa giúp tiết kiệm phần nào công suất điện.
Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng quạt trần trong khoảng từ 15 - 20 phút đầu khi mới khởi động điều hòa, sau đó nên tắt bớt, vì khi không khí trong phòng đã lạnh thì dùng quạt trần không còn hiệu quả nữa mà còn gây tốn điện.
Bên cạnh đó, thay vì chúng ta phải cài đặt nhiệt độ phòng 25 độ C, chúng ta cài đặt 28 độ C với 1 quạt bán công suất nhỏ. Điều này giúp tiết kiệm điện tương đối.
Tuyệt đối không bật tắt điều hòa liên tục
Khi mới sử dụng điều hòa nhiều người có thói quen khi phòng đã đủ lạnh thì lập tức tắt máy điều hòa và bật lại khi nhiệt độ phòng tăng lên! Có trường hợp chỉ bật máy lạnh 15 phút, phòng hơi lạnh một chút thì tắt, 15 phút sau bật lại.
Thực tế, đây là một kiểu "tính toán phức tạp nhưng sai lầm thì vẫn đầy rẫy", vì khi khởi động lại, điều hòa tiêu thụ rất nhiều điện năng. Thay đổi trạng thái nóng - lạnh liên tục cũng làm cơ thể bạn khó chịu. Cách hợp lý nhất là nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định, chứ không nên tắt hẳn máy điều hòa.
Theo như các chuyên gia thì họ khuyên rằng nên bật tắt điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút. Sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, người dùng hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn) vì khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ điện ngầm.
Thường xuyên vệ sinh tấm lọc
Bằng mắt thường chúng ta không nhìn thấy bụi, tuy nhiên theo thời gian các bụi bẩn này sẽ tích tụ ở tấm lọc ở cục lạnh trong nhà (indoor) và làm giảm lượng hơi mát cung cấp vào phòng.
Bạn chỉ cần tháo tấm lọc bụi và cọ rửa vệ sinh bằng nước và giúp tăng hiệu quả làm mát từ đó tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.
Không để nhiệt độ quá thấp
Mùa hè đến nhiều nhà sử dụng điều hòa và tất nhiên là tiền điện hàng tháng tăng đáng kể khiến các bà nội trợ đau đầu. Vậy làm gì để tiết kiệm điện?.
Một mẹo hay là chúng ta nên để mức nhiệt độ tốt nhất là từ 25 đến 28 độ C. Nhiệt độ điều hòa chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời từ 10 đến 12 độ C là hợp lý về tiêu thụ điện. Việc để nhiệt độ thấp không khiến điều hòa làm lạnh nhanh hơn mà chỉ khiến tốn điện, hại máy và không đảm bảo sức khỏe.
Dù nóng đến đâu cũng không nên bật điều hòa 24/24. Bởi thực tế, bật điều hòa liên tục cả ngày sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn vì không khí không được lưu thông cũng như độ ẩm trong phòng bị giảm đi khá lớn. Vì vậy, hãy tắt điều hòa và sử dụng quạt vào những thời gian không quá nóng trong ngày. Điều này vừa giúp làm không gian phòng thông thoáng hơn vừa giúp tiết kiệm điện năng đáng kể. Nếu kết hợp với quạt gió và để để một chậu nước mát sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vì quạt giúp lưu thông khí mát trong phòng.
Chống thoát nhiệt qua khe hở
Nếu căn phòng nhà bạn có khe hở, sẽ không thể mát nhanh và dễ bị thất thoát không khí lạnh ra ngoài. Nếu điều hoà mới còn có thể làm mát nhanh, nhưng các loại máy cũ đã sử dụng lâu, việc không khí lạnh bị lọt ra ngoài từ kẽ hở sẽ khiến máy luôn hoạt động công suất cao.
Theo đó, khi bật điều hòa, bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ra bên ngoài đặt tay vào cửa sổ, các kẽ hở của cửa ra vào. Nếu tay thấy mát thì chắc chắn không khí trong nhà lọt ra ngoài. Vì vậy, bạn có thể bịt kín các kẽ hở bằng keo hoặc nhờ thợ vào kiểm tra, xử lý.
Ngoài ra, rèm cũng có tác dụng rất lớn trong việc giảm nhiệt độ của căn phòng. Hiện có các loại rèm lớp cản nắng. Rèm giúp ngăn chặn ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng, làm tăng nhiệt độ, đồng thời cũng ngăn cách cửa sổ tránh không khí trong nhà thất thoát ra ngoài.
Trúc Chi (t/h theo Vietnamnet, Tuổi Trẻ)