Miền Bắc gồng mình chống bão Haiyan

Miền Bắc gồng mình chống bão Haiyan

Chủ nhật, 10/11/2013 17:23

Đến chiều 11/10, bão Haiyan đã đổi hướng không vào Thanh Hóa mà tiếp tục di chuyển về phía Đông Bắc, chiều tối nay người dân các tỉnh phía Bắc từ Nam Định đến Hải Phòng tiếp tục gồng mình chống cơn bão di chuyển phức tạp này.

Tại Thanh Hóa: Hơn 15h chiều nay, ngày 10/11, tỉnh Thanh Hóa đã chính thức phát đi thông báo ngừng di dân vì bão số 14 đã đổi hướng về phía Đông Bắc Bộ, không đổ bộ vào Thanh Hóa trong đêm nay.

Xã hội - Miền Bắc gồng mình chống bão Haiyan

Người dân dùng bao cát chắn mái nhà.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết theo thông tin mới nhất thì bão Haiyan sẽ không đổ bộ vào Thanh Hóa, nên UBND tỉnh quyết định ngừng di dân hơn 10.000 hộ/44.620 nhân khẩu của 6 huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, thị xã Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia như lệnh khẩn cấp sáng nay đã phát đi.

Xã hội - Miền Bắc gồng mình chống bão Haiyan (Hình 2).

Người dân chắn cửa đê ở xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa để ngăn nước.

Xã hội - Miền Bắc gồng mình chống bão Haiyan (Hình 3).

Xã hội - Miền Bắc gồng mình chống bão Haiyan (Hình 4).

Ngư dân gồng mình kéo thuyền vào bờ trú ẩn.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Quyền thì những hộ dân nào ở vùng có khả năng ngập lụt, vùng ngoài đê… cần đề phòng mưa lớn có thể xảy ra. Còn nơi nào không ảnh hưởng đến tính mạng thì thông báo cho người dân được biết trở về gia đình.

Xã hội - Miền Bắc gồng mình chống bão Haiyan (Hình 5).

Xã hội - Miền Bắc gồng mình chống bão Haiyan (Hình 6).

Xã hội - Miền Bắc gồng mình chống bão Haiyan (Hình 7).

Hàng nghìn thuyền cuả ngư dân neo đậu vào bờ trú ẩn an toàn.

Xã hội - Miền Bắc gồng mình chống bão Haiyan (Hình 8).

Xã hội - Miền Bắc gồng mình chống bão Haiyan (Hình 9).

Trước đó, sáng nay người dân vận chuyển đồ đạc đi tránh bão.

Xã hội - Miền Bắc gồng mình chống bão Haiyan (Hình 10).

Xã hội - Miền Bắc gồng mình chống bão Haiyan (Hình 11).

Gió lớn khiến nhiều cây cối bị đổ, gãy.

Tỉnh Thanh Hóa cũng lưu ý các huyện không được chủ quan, phải luôn luôn cập nhật mọi thông tin, tình huống có thể xảy ra, không được chủ quan dù bão không đổ bộ vào Thanh Hóa. Đặc biệt, các huyện miền núi cần lưu ý tình hình mưa lũ, tránh tình trạng lũ ống, lũ quét sạt lở núi. Nếu nơi nào có mưa lớn cần di dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Trước đó, trong sáng ngày 10-11 nhiều huyện như Hậu Lộc, Nga Sơn và Quảng Xương đã phát lệnh di dân về các nơi an toàn như trường học, công sở và nhà cao tầng kiên cố… 14 giờ chiều nay, huyện Nga Sơn đã hoàn thành công tác di dời dân trên địa bàn huyện.

Nhiều ngư dân ở các huyện Giáp biển neo đậu hàng nghìn tàu thuyền vào bờ trú ẩn an toàn. Cũng trong trưa nay, nhiều cây cối ở Thanh Hóa cũng bị gió lớn quật đổ, người dân đã dùng bao cát đè lên mái nhà đề phòng tốc mái.

Tại Ninh Bình: Để đối phó và nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại của cơn bão số 14 UBND tỉnh Ninh Bình đã thực hiện cấm toàn bộ các tàu thuyền ra khơi từ 10 giờ sáng nay cho đến khi bão tan.

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu kêu gọi toàn bộ tàu thuyền đang hoạt động trên biển thuộc vùng ven biển huyện Kim Sơn về bờ hoặc đến nơi trú tránh an toàn. Phối hợp với lực lượng vũ trang tăng cường tuần tra kiểm soát, tuyệt đối không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè; tổ chức di dân khu vực ngoài đê Bình Minh II và có biện pháp đảm bảo an toàn cho lồng bè nuôi trồng thủy hải sản.

Đối với các huyện, thành phố, thị xã ở ven sông, vũng trũng thấp có nguy cơ sạt phải tiến hành di dân đang đến nơi an toàn. Các biện pháp chống cơn bão số 14 như tiến hành chặt tỉa cây cối, chằng chống nhà cửa, công trình, kho tàng, trường học, bệnh viện phải xong trước 14 giờ ngày 10 – 11, đồng thời thông báo cho học sinh trên địa bàn nghỉ học đến khi cơn bão đi qua.

UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã cho hoãn các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo phòng chống bão lũ. Yêu cầu các công trình thuỷ lợi Ninh Bình thực hiện xả nước đón lũ ở các hồ chứa thủy lợi nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình và khu dân cư.

Hiện nay tỉnh Ninh Bình có 245 chòi canh ngao với 392 lao động đang hoạt động từ đê Bình Minh III ra Cồn Nổi và 748 hộ với 896 nhân khẩu đang nuôi trồng thủy sản từ đê Bình Minh II  đến đê Bình Minh III. UBND tỉnh đã yêu cầu lực lượng Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Ninh Bình liên tục cập nhật, thông báo để người dân có biện pháp bảo vệ tài sản và sẵn sàng di chuyển khi có lệnh.

Các phương tiện thông tin đại chúng phải thường xuyên đưa tin, liên tục phát sóng 30 phút/lần về diễn biến của bão, mưa lũ và các chỉ đạo của cơ quan chức năng để các địa phương và nhân dân biết, chủ động phòng tránh.

Văn Định

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.