Miền Bắc tiếp diễn mưa to nhiều nơi
Theo Trung khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng nay (30/8), ở khu vực Bắc Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa từ 19h ngày 29/8 đến 08h ngày 30/8 có nơi trên 100mm như: Quân Chu (Thái Nguyên) 270.8mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 200mm, Minh Sơn (Hà Giang) 174.6mm, Bản Cầm (Lào Cai) 137.4mm, Minh Bảo (Yên Bái) 103.2mm, Lăng Can (Tuyên Quang) 102.0mm, Ngọk Tụ (Kon Tum) 120.4mm,…
Dự báo thời tiết ngày và đêm 30/8, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Tây Nguyên có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 100mm (riêng khu vực Tây Nguyên thời gian mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Chiều tối và đêm 30/8, ở khu vực Nghệ An, Nam Trung Bộ và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc...
Cơ quan khí tượng cảnh báo, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Về thời tiết biển, đảo Phú Quý và vùng biển phía tây của khu vực Nam Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp cấp 7 - 8.
Dự báo thời tiết ngày và đêm 30/8, khu vực từ Ninh Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) dự báo có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8; biển động.
Ngoài ra, ngày và đêm 30/8, khu vực giữa Biển Đông và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7 - 8, đề phòng độ cao sóng có lúc tăng lên trên 2m.
Ngày và đêm 31/8, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) dự báo có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động; sóng biển cao từ 1,5 - 2,5m.
Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.
Nguyên nhân miền Bắc hứng kỷ lục hơn 7000 cú sét
Theo Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 8h50 phút sáng nay 30/8, cơ quan này ghi nhận hơn 7.200 cú sấm sét đánh xuống đất và trong mây ở khu vực Bắc Bộ và một số khu vực khác.
Qua quan sát bản đồ hiển thị theo thời gian thực cho thấy sét đánh sáng sớm nay tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
Đáng chú ý thời điểm 4h - 5h sáng 30/8, cứ 10 phút trôi qua có hơn 1.000 cú sét đánh xuống đất và sét trong mây.
Thời điểm này, sét tập trung nhiều ở các tỉnh Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hòa Bình,
Trong một giờ đồng hồ, kể từ 7h50 đến 8h50 sáng nay, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia đã ghi nhận 7.243 cú sét, trong đó có 4.035 cú sét đánh xuống đất và 3.208 cú sét trong mây ở nhiều khu vực khác nhau, trong đó chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
Trước đó hồi đầu tháng 6, tại Hà Nội, Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã ghi nhận hơn 7.000 cú sấm sét dội xuống Hà Nội với cường độ khác nhau.
Còn tại khu nam đồng bằng bắc bộ (trọng tâm tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam) từ 15h18h ngày 19/5, xảy ra 107. 825 sét đánh, trong đó có 31.957 lần sét đánh xuống đất. Chia trung bình ra 10 phút có từ 790 đến 3.040 lần sét đánh xuống đất.
Cụ thể tại Yên Bái, chỉ trong 1h đồng hồ, từ 17h đến 18h, có tổng số 9.131 cú sét, trong đó có 2.968 cú sét đánh xuống đất. Trung bình 494 cú sét/10 phút.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề này với Sức khỏe & Đời sống Nguyễn Đức Phương, Trưởng phòng radar thời tiết, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hiện nay mạng lưới định vị sét của Việt Nam có 18 trạm định vị sét. Mạng lưới định vị sét này được kết nối với hệ thống định vị sét quốc tế.
Mạng lưới định vị sét của nước ta hiện nay được thiết kế để phát hiện, định vị, phân tích, hiển thị, lưu trữ và phân phối số liệu theo thời gian thực các sự kiện sét trong mây và xuống mặt đất (CG) và trong mây (IC).
Đáng chú ý những cú sét được ghi nhận có cường độ khác nhau, thậm chí có những cú sét cường độ nhỏ, chỉ là những tia sét nhỏ nhưng do máy móc quan trắc vẫn ghi nhận.
Đặc biệt, Việt Nam nằm ở tâm dông châu Á, một trong ba tâm dông trên thế giới, có hoạt động dông sét mạnh.
Mùa dông ở Việt Nam tương đối dài, số ngày dông trung bình 100 ngày mỗi năm và số giờ dông trung bình là 250 giờ một năm. Việt Nam hứng chịu tới 2 triệu cú sét mỗi năm. Tần suất sét lớn hơn ở vùng núi, vùng trung du phía Bắc và đồng bằng Nam Bộ.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề mưa, bão thời gian tới với Lao Động ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã có những phân tích và cảnh báo về diễn biến bão từ nay đến hết năm 2024.
"Dự báo, từ nay đến hết năm 2024 có khoảng 9 - 11 cơn bão/áp thấp nhiệt đới và trong đó có khoảng 4 - 6 cơn bão/áp thấp nhiệt đới có thể tác động đến đất liền. Số lượng xoáy thuận nhiệt đới năm nay tương đương so với trung bình nhiều năm", chuyên gia Nguyễn Văn Hưởng cho hay.
Dự báo bão, áp thấp gần Biển Đông "tăng tốc" ngay từ đầu tháng 9
Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) dự báo, trong tuần từ 28/8 đến 3/9 có khả năng xuất hiện 2 áp thấp gần nước này.
Theo tin bão mới nhất ngày 29/8 của PAGASA, một cụm mây ở phía đông đất nước có thể phát triển thành vùng áp thấp và đi vào khu vực dự báo của Philippines (PAR). Khả năng mạnh lên thành bão của áp thấp này là thấp. Tuy nhiên, cụm mây, cùng với gió mùa tây nam sẽ gây mưa ở hầu hết các khu vực của đất nước, theo Benison Estareja, chuyên gia dự báo thời tiết của PAGASA.
Dự báo áp thấp thứ hai được dự báo sẽ xuất hiện ở Biển Tây Philippines (Biển Đông), có thể mạnh lên thành bão và nhiều khả năng di chuyển theo hướng tây bắc.
Trong tuần từ 4 - 10/9, PAGASA dự báo hai áp thấp nói trên tiếp tục tồn tại. Áp thấp ở phía đông được dự báo di chuyển về phía nam Nhật Bản, ít có khả năng đổ bộ.
Áp thấp ở Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão, di chuyển theo hướng tây bắc và ra khỏi khu vực giám sát của Philippines.
Đáng chú ý, Philippines nằm ở phía tây của bắc Thái Bình Dương. Các cơn bão nhiệt đới có thể hình thành trên vùng nước ấm ở bất kỳ nơi nào trong khu vực này. Điều này đặt ra thách thức đáng kể đối với các nhà dự báo bão ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực này.
Cũng theo PAGASA, ở Thái Bình Dương, các cơn bão nhiệt đới hình thành thường di chuyển chậm về phía tây hoặc tây bắc, đe dọa Philippines. Trong khi đó, các cơn bão nhiệt đới hình thành ở Biển Đông thường di chuyển về phía bắc hoặc phía đông bắc và cũng ảnh hưởng đến Philippines.
Trúc Chi (t/h)