Chuyên gia dự báo xu thế mưa bão 6 tháng tới
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã cung cấp thông tin dự báo diễn biến ENSO trong 6 tháng tới (từ tháng 9/2024 đến tháng 2/2025).
Đặc biệt, về hiện tượng ENSO, dự báo thời kỳ từ tháng 9 - tháng 11/2024, ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 60 - 70%.
Từ tháng 12/2024 đến tháng 2/2025, dự báo hiện tượng ENSO duy trì ở trạng thái La Nina với xác suất khoảng 65 - 75%.
Nhận định về mùa mưa bão năm nay với Lao Động ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào những năm La Nina tác động thì diễn biến mưa bão lũ khốc liệt hơn so với những năm bình thường.
Gần đây nhất là năm 2020 cũng có kịch bản ENSO tương đồng khi đầu năm trạng thái El Nino và cuối năm chuyển sang pha La Nina. Năm 2020 là năm kỷ lục của nhiều loại hình thiên tai.
Dự báo thời tiết về hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ tháng 9 đến tháng 11/2024, hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng xuất hiện ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm.
Theo đó, trung bình nhiều năm có khoảng 5,9 cơn xoáy thuận nhiệt đới hoạt động.
Dự báo số cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền trong 3 tháng tới có thể cao hơn so với trung bình nhiều năm (trung bình có 2,9 cơn) và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía nam.
"Điều cần đặc biệt lưu ý, trong thời gian sắp tới của mùa bão 2024, cần đề phòng khả năng bão/áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên khu vực Biển Đông" - Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm nhấn mạnh.
Từ tháng 12.2024 đến tháng 2.2025, bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng xuất hiện ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (trung bình có 1,4 cơn) và có thể ảnh hưởng đến đất liền.
Ngoài ra, ông Lâm cũng khuyến cáo trong giai đoạn nửa cuối năm, bão/áp thấp nhiệt đới, gió mùa tây nam, gió mùa đông bắc có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên khu vực Biển Đông.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, về tình hình hải văn, từ nửa cuối tháng 8 đến tháng 9, do ảnh hưởng của hoạt động gió mùa tây nam, bão và áp thấp nhiệt đới nên vùng biển ngoài khơi các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khả năng xuất hiện sóng cao 2-3m, có lúc trên 3m.
Từ tháng 10-11/2024, do ảnh hưởng của hoạt động gió mùa đông bắc và sóng lớn kết hợp với nước dâng do ảnh hưởng của bão và áp thấp nên ngoài khơi vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ có khả năng xuất hiện sóng cao 2 - 4m, có lúc trên 4m; biển động mạnh.
Cơ quan khí tượng cũng lưu ý các bản tin cảnh báo thời hạn xa thường mang tính chất dự báo xu thế.
Vì vậy để thông tin dự báo thời tiết có cơ sở cao hơn, người dân nên đón đợi những bản tin thời hạn ngắn được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia phát hành hằng ngày.
Vừa qua, bão số 3 đổ bộ miền Bắc nước ta, tại nhiều địa phương khác, dù không ghi nhận mức kỷ lục nhưng cũng hứng chịu một đợt mưa rất lớn như Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lạng Sơn.
Biển Đông có dải hội tụ nhiệt đới gây gió mạnh giật cấp 9
Hiện nay (15/9) dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 14-17 độ Vĩ Bắc kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh đang gây mưa rào và dông ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan.
Dự báo diễn biến trong 24h tới:
Thời điểm dự báo | Vùng biển ảnh hưởng | Gió mạnh | Độ cao sóng | ||
Cấp gió (cấp Bô-pho) | Hướng | Độ cao (mét) | Hướng | ||
Ngày và đêm 15/9
| Từ Ninh Thuận đến Cà Mau; phía Nam của khu vực giữa Biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) | Cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. | Tây Nam | 2,0-4,0 | Tây Nam |
Từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan | Cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động. | Tây Nam | 1,0-2,5m | Tây N |
Thời tiết ngày và đêm 15/9, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, vùng biển phía Nam của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Hiện nay, mực nước triều tại khu vực ven biển phía Tây của Nam Bộ đang ở mức cao, cần đề phòng mực nước dâng bất thường gây sạt lở đê biển.
Cảnh báo ngày và đêm 16/9, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía Nam của khu vực giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, riêng khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; biển động mạnh; sóng biển cao 2,0-4,0m.
Khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có gió tây nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 1,0-2,5m.
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2.
Dự báo tác động toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.
352 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ kỷ lục
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến 17h ngày 14/9, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 352 người chết, mất tích (276 người chết, 76 người mất tích). Số người chết tăng thêm 14 người so với thống kê lúc 8 giờ cùng ngày.
Hiện tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ thời tiết đang dần tốt lên; mưa đã giảm cả về lượng và tần suất, một số địa phương đã có nắng. Công tác khắc phục hậu quả mưa bão tiếp tục được chính quyền các cấp triển khai khẩn trương.
Trúc Chi (t/h)