> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh
Socotra là quần đảo gồm 4 hòn đảo nhỏ nằm trên Ấn Độ Dương, gần vịnh Aden. Quần đảo này có khoảng 825 loài thực vật quý hiếm, với hơn 1/3 là các loài đặc hữu. Socotra cũng nổi tiếng với 90% loài bò sát, và 95% sên đất không thể tìm thấy có ở nơi nào khác trên khắp hành tinh.
Một trong các giống cây nổi bật nhất của Socotra là cây máu rồng (Dracaena cinnabari). Cây này có hình thù kỳ lạ trông giống hệt một chiếc ô. Người xưa cho rằng nhựa màu đỏ của cây chính là máu của rồng, và họ thường dùng để làm thuốc chữa bệnh và thuốc nhuộm. Ngày nay, nhựa cây máu rồng được dùng chủ yếu để làm sơn và nước bóng.
Vào khoảng hơn 250 triệu năm về trước, khi phần lớn trái đất vẫn chưa bị chia cắt, hầu hết các loài động thực vật tự do di chuyển, và lan rộng từ vùng này sang vùng khác. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Socotra đã là một hòn đảo tách biệt, vì vậy cho dù có trải qua bất kỳ biến cố nào, cây cối và động vật nơi đây vẫn chưa bao giờ lan rộng vào vùng đất liền.
Người cổ đại cũng rất coi trọng một loài cây đặc hữu khác của vùng đảo này, đó là cây lô hội, thường được dùng để chế biến dược liệu và mỹ phẩm.
Cây Adenium obesum - Hoa hồng sa mạc Socotra.
Khi chưa nở hoa, hoa hồng sa mạc còn được gọi là cây ấm, trông khá giống với cây hoa sứ ở Việt Nam
Giống cây dưa chuột lạ (Dendrosicyos socotranus). Một số loại cây đặc trưng khác của vùng Socotrabao gồm cây mọng nước khổng lồ (Dorstenia gigas), một giống dưa chuột có tên khoa học Dendrosicyos socotranus và giống lựu hiếm chỉ có ở vùng đảo này (Punica protopunica)...
Bên dưới tán một cây máu rồng vĩ đại.
Trong suốt hơn 2000 năm, quần đảo Socotra đã bị bỏ hoang; tuy nhiên hiện giờ, có khoảng hơn 50.000 người sinh sống trên vùng đảo chính, với các ngành nghề chủ yếu như đánh bắt, chăn nuôi, và trồng trọt.
Theo An ninh Thủ đô