Miền ký ức về PGS.TS Lê Hải An trong lòng những “người ở lại”

Miền ký ức về PGS.TS Lê Hải An trong lòng những “người ở lại”

Vũ Thị Thủy Tiên

Vũ Thị Thủy Tiên

Thứ 3, 22/10/2019 12:26

Sự ra đi đột ngột của Thứ trưởng Lê Hải An là mất mát to lớn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà. Nhưng hình ảnh một người đồng chí, đồng nghiệp, một người bạn, người thầy vẫn in đậm trong ký ức, sống mãi trong trái tim những người thương mến.

Báo điện tử Người Đưa Tin xin chia sẻ một số hình ảnh, kỷ niệm về PGS.TS Lê Hải An trong ký ức của “người ở lại”.

Chàng trai ga - lăng, thông minh và có trách nhiệm

Người bạn học cũ Phan Quỳnh Dao (SN 1969) chia sẻ: “Tôi là bạn cùng học dự bị tiếng Nga với An từ hồi tháng 9/1987, một năm trước khi sang Liên Xô. Sau này, mặc dù tôi lấy chồng và sinh sống tại Peru nên ít có dịp gặp nhau, nhưng chúng tôi vẫn là những người bạn, khi có Facebook thì chúng tôi giữ liên lạc chủ yếu qua mạng xã hội này.

An vẫn bảo, khi nào tôi về Việt Nam, sẽ họp lớp, liên hoan. Đến khi tôi về, dù An đang giữ trọng trách trên vai, bận rộn nhưng vẫn “giữ lời”, đến với chúng tôi.

Tâm sự - Miền ký ức về PGS.TS Lê Hải An trong lòng những “người ở lại”

Hình ảnh được lưu giữ trong buổi gặp mặt khi người bạn phương xa về nước, năm 2015. (Ảnh: Phan Quỳnh Dao).

Hồi trước, An là lớp trưởng, khá nghịch ngợm, cả lớp tôi ai cũng quý An lắm, vì bạn ấy rất hòa đồng, thông minh và có trách nhiệm. Chúng tôi tháng nào cũng phải trực đêm, An luôn cùng các bạn nam đi tuần quanh trường, rồi cùng nhau lục xục nấu nướng rất vui. Ấn tượng từ lần đầu tiên gặp An là một chàng trai cao, hơi “lòng khòng”, và rất ga - lăng.

Tâm sự - Miền ký ức về PGS.TS Lê Hải An trong lòng những “người ở lại” (Hình 2).

Hình ảnh của PGS.TS Lê Hải An từ những năm 90. (Ảnh: Phan Quỳnh Dao).

Tâm sự - Miền ký ức về PGS.TS Lê Hải An trong lòng những “người ở lại” (Hình 3).

Bạn học cũ Phan Quỳnh Dao vẫn còn nhớ hình ảnh chàng trai nghịch ngợm, ga - lăng, thông minh và có trách nhiệm. (Ảnh: Phan Quỳnh Dao).

Nghe tin dữ, tôi biết là không thể làm được điều gì nữa. Từ nơi xa xôi này, tôi chỉ cầu nguyện cho vợ con An có thêm nhiều sức mạnh và nghị lực để vượt qua nỗi đau và những ngày tăm tối này. Thương nhớ bạn rất nhiều!”.

Hát tiếng Nga hay

Anh Dương Ngọc Tuấn (SN 1983) chia sẻ: “Anh An từ bên trường đại học Mỏ - Địa chất còn cơ quan tôi là bên Đảng uỷ khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội nên tôi cũng thường xuyên làm việc, tiếp xúc cùng anh.

Tôi thấy anh An có một cái gì đó rất mến và tình cảm rất gần gũi, cũng không biết nói thế nào, có lẽ bị thu hút bởi cách nói chuyện nhẹ nhàng và nụ cười rất duyên. Trong công việc, anh rất chu đáo quan tâm tới mọi người và nhiệt tình trong mọi việc.

Ngoài công việc, tôi ấn tượng anh còn có giọng hát và những bài hát bằng tiếng Nga rất hay!

Tháng 9/2018, trường đại học Mỏ - Địa chất có mời cơ quan tôi đi cùng xuống thăm khu khai thác hầm mỏ than lộ thiên ở Quảng Ninh, tôi còn được cùng anh thăm quan hầm lò mỏ than Núi Béo và đứng cạnh anh, chụp hình cùng anh, không bao giờ quên được anh. Từ lúc biết tin dữ, tôi không biết phải nói gì, chỉ mong anh hãy yên nghỉ thanh thản nơi vĩnh hằng”.

Tâm sự - Miền ký ức về PGS.TS Lê Hải An trong lòng những “người ở lại” (Hình 4).

Bức ảnh được chụp ở độ sâu âm 300m dưới lòng đất, bằng máy ảnh chuyên dụng của hầm lò. Thứ trưởng Lê Hải An đứng thứ 5, từ phải sang. (Ảnh: NVCC).

Người thầy giàu tình thương

Anh Nguyễn Văn Huyến chia sẻ: “Tôi nhớ lại một ngày giữa tháng 11 cách đây hai năm, ngày mà giống như bao ngày khác, thầy luôn đi làm về muộn nhất. Chúng tôi, những tình nguyện viên vận động hiến máu đứng đợi thầy dưới sảnh C12 của trường, để tặng thầy một bức ảnh chúng tôi vẽ thầy hiến máu nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường.

Hình ảnh một người thầy giàu tình thương đang hiến những giọt máu quý giá để cùng chúng tôi chung tay giúp đỡ nhưng bệnh nhân cần màu, gương mặt thầy rạng rỡ, nụ cười tươi mà hiền dịu. Có lẽ tôi cũng chẳng thể nào quên!

Đối với tôi, thầy An là một người thầy mẫu mực! Một người thầy giàu tình thương! Một người thầy luôn cống hiến tài năng và tuổi trẻ cho nền giáo dục Việt Nam! Một người thầy! Người thầy mỗi lần chúng tôi, những sinh viên trường đại học Mỏ - Địa chất nhắc đến:  “Tất cả vì sinh viên”…

Thấm thoát đã gần một năm trôi qua, kể từ lúc thầy chuyển giao công tác, hình bóng của một người thầy cao cao dạo bước trên sân trường cũng không còn nhiều nữa và giờ thì chính thức sinh viên đã không còn được gặp thầy nữa rồi.

Thầy thân thiện, gần gũi và cũng rất hòa đồng. Thầy luôn là người đi trước, tiên phong, luôn cố gắng để giúp đỡ sinh viên trên con đường tìm kiếm sự thành công. Thầy truyền đạt cho các thế hệ sinh viên niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào con đường các bạn sinh viên đang lựa chọn để rồi biết bao thế hệ đã trưởng thành và thành công”.

Tâm sự - Miền ký ức về PGS.TS Lê Hải An trong lòng những “người ở lại” (Hình 5).

Bức vẽ thầy Lê Hải An hiến máu nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường, do đội tình nguyện vận động hiến máu trường đại học Mỏ - Địa chất. (Ảnh: NVCC).

Tâm sự - Miền ký ức về PGS.TS Lê Hải An trong lòng những “người ở lại” (Hình 6).

Bức ảnh gốc được chụp khi lần đầu tiên PGS.TS Lê Hải An hiến máu tình nguyện. (Ảnh: NVCC).

Tháng 11/2016, anh Phạm Hiệp, (đội trưởng đội máu của trường khi đó), mời thầy Lê Hải An hiến máu: “Ngày trước, đội máu tổ chức hoạt động hiến máu, thầy tham gia và ủng hộ cho phong trào nhiều. Mà thầy An thân thiện lắm, đi qua bàn tư vấn, thầy cũng ghé vào động viên các tình nguyện viên cố gắng, làm công việc rất ý nghĩa.

Mặc dù rất bận rộn, thầy vẫn tranh thủ xuống hiến máu, đó là lần đầu tiên thầy hiến máu. Chúng tôi đã chụp lại một bức ảnh để lưu giữ lại khoảnh khắc đó.

Đến giờ phút này, tôi thực sự vẫn rất bàng hoàng và xúc động, khó diễn tả và chia sẻ được nhiều… Nhưng nếu ai đã từng tiếp xúc với thầy sẽ thấy thầy là một người thầy tử tế, mà mọi thế hệ ở trường đều kính trọng và trân quý!”.

Người em trai

Là bạn của TS. Lê Hải Khôi (anh trai TS. Lê Hải An) từ năm 1993, thầy giáo Lê Thống Nhất đã bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của Lê Hải An - đứa em út của Khôi. Ông đã làm thơ viếng An, rồi thơ gửi Khôi. Sau tang lễ ông lại viết tiếp bài thơ nữa.

Tâm sự - Miền ký ức về PGS.TS Lê Hải An trong lòng những “người ở lại” (Hình 7).

 Một bức ảnh gia đình năm 1977, một trong những bức ảnh kỷ niệm TS. Lê Hải Khôi chia sẻ với TS. Lê Thống Nhất. (Ảnh: NVCC). 

Tâm sự - Miền ký ức về PGS.TS Lê Hải An trong lòng những “người ở lại” (Hình 8).

Ảnh gia đình nhân ngày 5/2/2016, kỷ niệm mừng thầy Lê Hải Châu (thân sinh Thứ trưởng Lê Hải An) 90 tuổi. (Ảnh: NVCC).

3 bài thơ của ông như một lần nữa thắp nén hương tưởng nhớ tới người mà ông luôn coi như em trai, PGS.TS Lê Hải An.

THƠ VIẾNG EM

Tên gọi là An, lại bất An

Nỗi buồn giăng kín khó mà tan

Bước lên, đồng nghiệp bao hoa chúc

Nằm xuống, thế gian những lệ tràn

Cứ tưởng tâm tài luôn cố góp

Đâu ngờ đức trí chẳng còn san

Cầu mong siêu thoát nơi Thiên Đức

Thương tiếc, xót đau thật ngút ngàn!

(14h57 ngày 19/10/2019)

 

GỬI KHÔI (Trước ngày tiễn đưa An)

Hơn cả một ngày bởi quá đau

Chúng mình mới nói được cùng nhau

Mẹ già vẫn tưởng An tai biến

Cha yếu nào hay Út gãy cầu

Thôi vững vàng qua cơn bão biển

Chớ suy sụp giữa trận cờ lau

Trách Trời sao cản đường thăng tiến

Ngửa mặt: mây đen tối một màu!

(8h12 ngày 20/10/2019).

 

Xem thêm bài thơ: VIẾT SAU TANG LỄ EM (tại đây).

Tâm sự - Miền ký ức về PGS.TS Lê Hải An trong lòng những “người ở lại” (Hình 9).

Hình ảnh thời thơ ấu của PGS.TS Lê Hải An được một người bạn học chung từ Tiểu học đến Trung học chia sẻ. (Ảnh: NVCC).

Xem thêm clip: Đẫm nước mắt lời tiễn biệt của anh trai Thứ trưởng Lê Hải An.

Đẫm nước mắt với lời tiễn biệt của anh trai dành cho Thứ trưởng Lê Hải An
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.