Thời kỳ đầu, Liên Xô gần như không thể làm gì đối với SR-71 bởi vận tốc của chúng quá nhanh và bay cao. Thời điểm đó Mig-25 được trang bị tên lửa R-40 và Mig-25 có thể tăng tốc lên đến 3,2 lần vận tốc âm thanh, nhưng không thể duy trì được vận tốc này lâu khi bám đuổi SR-71. Bởi vậy SR-71 được Mỹ rất tự hào khi bay sâu vào không phận đối phương mà vẫn an toàn, bay như “ chỗ không người”.
Nhưng những năm 1980, Liên Xô đã chế tạo thành công máy bay MiG- 31, được trang bị tên lửa không đối không R-33 (AA- 9). Tên lửa R -33 có thể tiêu diệt được cả những loại máy bay chiến lược và SR-71 của không quân Mỹ.
Tiêm kích đánh chặn Mig-31 của Nga |
Đội trưởng của phi đội lái Mig-31 đầu tiên Michael Bland kể lại rằng, vào ngày 31 tháng 1 năm 1986, ông có thể bắn hạ SR-71, sự việc như sau: " Kế hoạch đánh chặn SR-71 được tính toán tỷ mỷ đến từng giây đồng hồ. Máy bay MiG đã phải cất cánh chính xác ở phút thứ 16 sau khi phát hiện SR-71. Tín hiệu phát hiện SR-71 vào lúc 11h sáng, đi kèm với âm thanh báo hiệu chói tai, sự xuất hiện của SR-71 luôn luôn đi kèm với căng thẳng".
Michael Bland lái chiếc Mig-31 đã tiếp cận được SR-71 tại độ cao 15,9 km với khoảng cách chỉ 120 km, sau khi bị SR-71 biết mình đang bị bám theo liền tăng độ cao lên 20 km, lúc đó Michael Bland phát tín hiệu cảnh báo đối phương: "Nếu máy bay vi phạm không phận sẽ bị tiêu diệt ". Sau sự kiện này SR-71 không dám bén bảng đến gần biên giới, chứ đừng nói đến không phận của Liên Xô.
Nhưng ngay cả nếu chúng ta giả định rằng MiG-31 không phải là lý do chính để Mỹ ngừng hoạt động SR-71 chỉ vài năm sau đó, thì người ta phải thừa nhận rằng Không quân Xô viết phát triển chiến thuật hiệu quả để ngăn chặn SR-71. Một bước tiến dài của không quân Liên Xô trong việc cân bằng lực lượng quân sự với Mỹ và phương tây.
HY (Theo Top War)