Một ngư dân tên Siruhaan đang mổ bụng con cá và lôi ra một số hộp rỗng. Anh đã ghi lại đoạn clip sau khi bắt được những con cá khế để làm thức ăn nhưng phát hiện chúng chứa đầy nhựa.
Loài cá khế khổng lồ săn các sinh vật biển khác, những sinh vật có thể đã góp phần tạo ra nhựa trong dạ dày của nó.
Anh nói: "Đây là vấn đề toàn cầu. Vứt bỏ đồ đạc xuống biển sẽ ảnh hưởng tới mọi sinh vật sống. Chúng tôi thấy điều này thường xuyên hơn so với trước đây. Nhiều người ở đây bị sốc và cảm thấy buồn vì điều đó. Cần phải nâng cao nhận thức về vấn đề này và chúng ta phải giảm việc sử dụng nhựa cũng như xử lý rác thải đúng cách thay vì vứt nó xuống biển".
Theo Tổ chức Môi trường Liên hợp quốc, mỗi năm có tới 8 triệu tấn nhựa thải ra các đại dương trên thế giới. Phần lớn trong số đó đến từ các con sông, là đường dẫn rác trực tiếp từ các thành phố trên thế giới đến môi trường biển.
Họ cũng dự đoán rằng nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, đại dương của chúng ta có thể chứa nhiều nhựa hơn cá vào năm 2050.
Cá khế khổng lồ được phân biệt bởi hình dạng đầu dốc, đuôi khỏe và nhiều đặc điểm giải phẫu chi tiết khác. Nó thường có màu bạc thỉnh thoảng có đốm đen, con đực có màu tối sậm hơn khi trưởng thành.
Cá khế khổng lồ là loài săn mồi đỉnh cao trong hầu hết các môi trường sống của nó. Loài này ăn nhiều loại cá khác, mặc dù động vật giáp xác, động vật chân đầu và động vật thân mềm chiếm một phần đáng kể trong chế độ ăn của chúng ở một số vùng.
Thống kê đánh bắt ở khu vực châu Á cho thấy sản lượng đánh bắt đạt 4.000–10.000 tấn, trong khi khoảng 4.500 tấn loài này được đánh bắt ở Hawaii mỗi năm.
Hải Vân (Theo Dailymail)