“Cần một cái tâm sáng”
Nhìn những bước chân thoăn thoắt của bác giám định viên bước ra từ căn phòng làm việc nhỏ đi ra tiếp nhà báo, trên tay ôm chiếc máy tính cùng nụ cười hiền hậu, không ai nghĩ bác sĩ, giám định viên Hồ Kim Châu đã bước sang tuổi 64. Hiện, bác sĩ Châu đang công tác tại viện Pháp y Quốc gia, Hà Nội.
Vẫn luôn bị lôi cuốn bởi những câu chuyện “nói chuyện với cõi âm” của bác, lần này bác Châu kể cho tôi nghe về vụ án vườn điều.
Bằng chất giọng nhẹ nhàng, truyền cảm của một người con xứ Nghệ, bác Châu kể: Ngay khi vừa xảy ra vụ án, cơ quan Giám định pháp y Bình Thuận đã vào khám nghiệm tử thi. Nạn nhân là bà Dương Thị M. chết tại khu vực vườn điều nhà ông Hai Hoàng ở xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Sau một thời gian điều tra không tìm ra thủ phạm, Công an tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định đình chỉ vụ án.
Vừa nói, đôi tay vị bác sĩ già vẫn thoăn thoắt trên những bàn phím máy vi tính, lật tìm lại những hình ảnh về một con dao găm của lính Pháp khi nhảy dù, đánh rơi dưới lòng sông Nậm Rốm cách đây chừng 50 năm. Ấy vậy mà lưỡi dao vẫn sáng loáng, chưa kể vỏ chiếc bao da vẫn còn nguyên.
Trong khi, con dao phay theo như lời ông Nén khai mới chỉ chôn dưới đất chừng hơn 5 năm mà đã biến thành một đám gỉ sắt thì càng chứng tỏ lời khai của người đàn ông này là bịa đặt.
Tất cả những hình ảnh, kết quả so sánh trên đều đã được vị giám định viên tâm huyết ghi chép và lưu giữ cẩn thận để phục vụ cho cơ quan điều tra. Bác sĩ Châu ẫn đinh ninh có oan sai trong vụ án của ông Nén và tại sao người đàn ông này lại khai ra một con dao không có thực như vậy mà cơ quan điều tra vẫn nhận định đó là hung khí gây ra cái chết cho nạn nhân... Mọi câu hỏi bỗng được hóa giải khi vụ án xảy ra cách đây hơn 20 năm được báo đài “xới” lại.
Thông tin ông Nén bị oan thực sự đã làm trái tim nhiều người dấy lên niềm thương cảm và chia sẻ trước nỗi oan khuất thấu trời của người đàn ông này, trong đó có cả bác sĩ Châu. Kể đến đây, đôi mắt người giám định viên năm xưa ánh lên niềm hạnh phúc và tự hào về công việc mình lựa chọn.
Bác sĩ Châu bảo: “Vì luôn ý thức rằng công việc của chúng tôi góp phần vào công tác điều tra, tìm ra sự thật trên các tử thi, góp phần làm sáng tỏ vụ án. Do đó, người làm nghề pháp y cần phải luôn trau rồi kiến thức ở mọi lĩnh vực, cần phải có tư duy logic, quan trọng là phải có một cái tâm sáng… để xứng đáng với câu nói “bác sĩ điều tra”...".
Thúy Nguyễn