Mỗi năm chỉ có 700 triệu, làm sao tuyên truyền, phòng chống tác hại của rượu bia?

Mỗi năm chỉ có 700 triệu, làm sao tuyên truyền, phòng chống tác hại của rượu bia?

Dương Thu

Dương Thu

Thứ 6, 16/11/2018 15:38

Thảo luận về dự án luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng nếu không có thực lực thì luật khó khả thi. Hiện nay, mỗi năm ngân sách cấp cho 700 triệu đồng vừa truyền thông, tập huấn, vấn đề rất nhiều như là tác hại thuốc lá... thì luật sẽ khó khả thi.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, sáng 16/11, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Còn rất nhiều ý kiến khác nhau về dự án luật này, tuy nhiên, để luật khả thi, đi vào cuộc sống, nhiều ĐBQH đã đồng tình cao với quy định tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm bớt người uống rượu, bia như hiện nay.

ĐBQH Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) cho rằng, với tính chất của đạo luật này muốn có tính khả thi về lâu dài thì phải thực hiện trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp bằng các biện pháp như tuyên truyền hành chính, kinh tế, xử phạt hành chính, hạn chế quảng cáo, tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công, kiểm soát việc mua, bán, sử dụng rượu, bia, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu…

Điều này liên quan đến trách nhiệm không chỉ các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương mà còn cần phát huy vai trò tích cực của các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư, gia đình và nhà trường.

ĐBQH Xuân lấy ví dụ, để tác động dần dần làm thay đổi nhận thức, tiến tới chuyển đổi hành vi của người lạm dụng rượu, bia phải thực hiện các biện pháp phòng, chống ngay từ nơi mỗi cá nhân học tập, sinh hoạt và làm việc.

Do đó, việc phát huy tác dụng thông qua quy chế của cơ quan, hương ước, quy ước của làng bản, cộng đồng dân cư là rất cần thiết.

“Tôi đề nghị ban Soạn thảo nghiên cứu chỉnh lý dự thảo luật theo hướng cụ thể hóa tối đa trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong thực hiện các biện pháp phòng, chống để luật có thể đi vào cuộc sống và trên thành ý thức của mỗi người dân”, ĐBQH Xuân nói.

Đồng tình, ĐBQH Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình giảm mức tiêu thụ rượu, bia đến năm 2023 và những năm tiếp theo là cần thiết. Tuy nhiên, việc này cần có quy định lộ trình cụ thể, công khai, minh bạch trong luật.

Chính trị - Mỗi năm chỉ có 700 triệu, làm sao tuyên truyền, phòng chống tác hại của rượu bia?

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, luật Phòng, chống tác hại của rượu bia không động chạm đến văn hóa "rượu ngon phải có bạn hiền".

Giải trình ý kiến ĐBQH, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trên kinh nghiệm của quốc tế, hơn 100 nước xây dựng luật, kể cả những nước có nền sản xuất và xuất khẩu rượu và bia lớn nhất thì theo nguyên tắc của y tế thế giới và quốc tế, 3 giải pháp cơ bản cho vấn đề luật đặt ra là: Giảm tính sẵn có, quy định cụ thể giờ bán, tuổi bán, địa điểm bán v.v...; phải tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa là giảm bớt người uống, vừa tăng nguồn thu của ngân sách; kiểm soát vấn đề quảng cáo.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tiến cũng cho rằng, nếu không có thực lực thì luật sẽ không khả thi. Như hiện nay, một năm cấp cho cả nước là 700 triệu đồng vừa truyền thông, tập huấn, vấn đề rất nhiều như là tác hại thuốc lá... thì luật sẽ khó khả thi.

“Chúng tôi mong muốn Quốc hội thông qua điều trong dự thảo là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vì thuế này đang thấp, giá rượu, bia vào loại thấp nhất thế giới và trong khu vực.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thì nguồn thu ngân sách tăng lên, cố gắng quy định có trích phần trăm do Chính phủ quy định nhưng trình Quốc hội thông qua để có nguồn lực thực sự cũng như các chương trình mục tiêu hiện nay”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho rằng, luật này hướng tới mong ước được bảo vệ sức khỏe người dân tốt nhất, có lợi cho dân, bảo vệ nòi giống trước mắt và lâu dài.

“Trên bàn cân kinh tế, xã hội, văn hóa không ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực. Chúng ta uống ở mức văn minh hơn, quan điểm chén rượu vui, ngon phải có bạn hiền, văn hóa đó vẫn được giữ chứ không đụng chạm và cản trở. Ở đây là phòng, chống tác hại của rượu, bia, uống ở nền văn minh hơn, bảo vệ sức khỏe hơn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bỏ quy định cấm bán rượu, bia trên internet?

ĐBQH Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị cân nhắc lại quy định không được bán ở trên internet, vì không khả thi và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế về kinh doanh, sản xuất hàng hóa.

“Hiện nay, chúng ta đang tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế, nhất là đang áp dụng thời đại công nghệ 4.0. Những quy định về cấm bán hàng trên mạng internet là không thực tế và thiếu khả thi”, ĐBQH Tuyết nói.

ĐBQH Phan Thái Bình (Quảng Nam) cũng góp ý vào quy định cấm bán bia trên mạng internet tại khoản 3 Điều 20 của dự thảo luật. Ông cho rằng, quy định này sẽ tạo ra những mâu thuẫn trong nguyên tắc của pháp luật và bất cập trong thực tiễn.

Ông phân tích, quy định này không phù hợp với chủ trương của nhà nước là tạo hành lang pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp 4.0 nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo ra rào cản thương mại, phân biệt đối xử, không phù hợp với khoản 4, Điều 5, luật Đầu tư là Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư, có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh, phát triển bền vững các ngành nghề kinh tế.

Hơn nữa, bia và rượu hoàn toàn khác nhau về nồng độ cồn. Bia cũng thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện giống như rượu. Việc đưa bia cùng đối tượng như rượu là hoàn toàn không bình đẳng và không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Cụ thể tại mục 50 phụ lục 4 Điều 1, luật Đầu tư, kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện; Điều 10, luật Thương mại thì thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.

“Bán hàng trên internet là một trong những công cụ giúp Nhà nước tiết kiệm chi phí và nguồn lực kiểm soát hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, góp phần chống thất thu thuế. Bởi, thông qua hệ thống giao dịch điện tử, cơ quan thuế hoàn toàn kiểm soát thu thuế một cách triệt để, tiết kiệm chi phí và nguồn lực kiểm tra, giám sát.

Bán hàng trên mạng internet là kênh bán lẻ minh bạch, rõ ràng với các giao dịch diễn ra công khai và được lưu trữ chứng từ điện tử đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước bao gồm cả việc yêu cầu người tiêu dùng xác nhận độ tuổi, đảm bảo người tiêu dùng mua bia có độ tuổi đáp ứng theo yêu cầu của luật trước khi đăng nhập vào trang điện tử.

Việc này thực sự có thể bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn trong việc đối phó với các hành vi bán bia cho trẻ vị thành niên và đảm bảo phù hợp, hợp pháp của bia được bán cho người đủ điều kiện. Tôi đề nghị bỏ quy định không được bán bia trên mạng internet quy định tại khoản 3, Điều 20 dự thảo luật”, ĐBQH Phan Thái Bình nhấn mạnh.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.