Mối quan hệ ‘chua cay’ của bà Clinton với ông Putin và lời nhắn lạ

Mối quan hệ ‘chua cay’ của bà Clinton với ông Putin và lời nhắn lạ

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 7, 05/11/2016 15:56

Bà Clinton đã nhắc nhở Tổng thống Mỹ Obama rằng: “Đừng để ông Putin thấy mình được chú ý ở mức cao. Hãy từ chối lời mời gặp cấp tổng thống của ông ta”.

Theo Washingtonpost, trong những ngày cuối cùng ở cương vị ngoại trưởng Mỹ hồi đầu năm 2013, bà Hillary Clinton đã viết một lưu ý bí mật gửi cho Nhà Trắng để cố vấn về cách ứng xử với Tổng thống Nga, Vladimir Putin.

“Đừng thể hiện quá háo hức khi làm việc chung (với ông Putin)”, bà Clinton nhắc nhở Tổng thống Mỹ, Obama như vậy.

“Đừng để ông Putin thấy mình được chú ý ở mức cao. Hãy từ chối lời mời gặp cấp tổng thống của ông ấy”, bà Clinton từng khuyên ông Obama như vậy, theo cuốn Hồi ký năm 2014 của bà.

Đó là lời khuyên rất gay gắt đến từ một nhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền Mỹ, và ông Obama có thể sẽ không chú ý đến những phần quan trọng trong đó. Nhưng các bản ghi nhớ ngắn gọn đã khắc họa quan điểm cá nhân về ông Putin của ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ: Sự hoài nghi sâu sắc, những kinh nghiệm cay đắng, những điều mà nhiều khả năng sẽ góp phần định hình mối quan hệ Mỹ-Nga nếu bà Clinton được bầu làm tổng thống.

Hồ sơ - Mối quan hệ ‘chua cay’ của bà Clinton với ông Putin và lời nhắn lạ

 Tổng thống Nga, Putin và ứng cử viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ, Clinton. 

Nữ cựu ngoại trưởng kết luận, đối với ông Putin chỉ có thể dùng một loại ngôn ngữ duy nhất: mạnh bạo và kiên quyết.

Ông Putin được nhắc đến rất nhiều trong cuộc đua vào Nhà Trắng của ứng cử viên đảng Dân Chủ và đảng Cộng hòa, xuất hiện dày đặc trong các cuộc công kích qua lại giữa bà Clinton và ông Trump.

Ông Trump thể hiện sự ngưỡng mộ đối với Tổng thống Putin ngay cả khi giới tình báo điều tra sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ. Còn bà Clinton thì ngược lại, bà dùng những ngôn ngữ cứng rắn về Nga.

Đối với bà Clinton, những lời lẽ trên phản ánh sự thất vọng từ giai đoạn bà làm ngoại trưởng, khi đó sự hợp tác giữa Nga và Mỹ phát triển mạnh nhưng chưa được bao lâu thì quan hệ Mỹ - Nga lại rơi xuống đáy sau khi ông Putin tái đắc cử chức tổng thống Nga vào năm 2012, theo các quan chức Mỹ từng làm việc về vấn đề chính sách Nga thời gian đó.

Bà Clinton, người từng nổi tiếng với việc đưa ra nút “reset” (khởi động lại) cho mối quan hệ với Nga, giờ quay sang chỉ trích Nga gay gắt với nhiều vấn đề, từ chuyện bình phẩm hệ thống bầu cử Nga gian lận, cho tới chỉ trích ông Putin ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Đáp lại, ông Putin cũng liên tục có những cuộc công kích chống lại bà Clinton. Những cáo buộc Nga gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với việc hack tài khoản email của nhân viên cao cấp của Clinton có thể là một minh chứng, giới quan sát cho biết.

Quan điểm cứng rắn của bà Clinton về ông Putin có từ trước khi bà giữ cương vị là ngoại trưởng đầu tiên dưới thời ông Obama. Khi còn là một thượng nghị sĩ Mỹ, bà đã lên án cuộc tấn công của quân đội Nga vào tháng 8/2008 ở cộng hòa Gruzia và chỉ trích ông Putin, một cựu sĩ quan KGB của Liên Xô và hiện lúc đó là thủ tướng Nga.

Chỉ hơn một năm sau khi được ông Obama bổ nhiệm làm ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton đã thực hiện nhiệm vụ điều hành chính sách “tái thiết lập quan hệ với Nga”, chính sách nhằm tận dụng sự thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo của Mỹ và Nga để mở ra một kỷ nguyên mới của sự hợp tác.

Hồ sơ - Mối quan hệ ‘chua cay’ của bà Clinton với ông Putin và lời nhắn lạ  (Hình 2).

 Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton ấn nút đỏ “reset” năm 2009. 

Chính quyền Mỹ khi đó tin rằng Tổng thống mới của Nga, ông Dmitry Medvedev, một chính trị gia ở St. Petersburg trẻ hơn ông Putin 13 tuổi và không có kinh nghiệm chính trị thời Liên Xô (cũ) có thể cởi mở hơn với một đối tác thực sự.

Có điều, có một sự cố đã xảy ra. Tại buổi họp báo ở Geneva vào tháng 3/2009, để đánh dấu sự khởi đầu mới trong quan hệ Nga - Mỹ, bà Clinton trao cho ông Lavrov, ngoại trưởng Nga cái nút đỏ in chữ "reset" bằng tiếng Anh (có nghĩa là khởi động lại) và chữ “peregruzka” bằng tiếng Nga- đây là một sự nhầm lẫn trong dịch thuật từ phía Mỹ vì từ này không mang nghĩa khởi động lại mà là “quá tải”. Sự cố này khiến ông Lavrov tỏ vẻ bối rối khi nhận cái nút “peregruzka”đó.

Dẫu vậy, mối quan hệ Nga-Mỹ từ đây cũng có những tiến triển tốt đẹp.

Chẳng hạn, chỉ trong vòng hơn 1 năm, hai nước đã đạt những thỏa thuận lịch sử, bao gồm một hiệp ước mới về giảm trừ kho dự trữ hạt nhân và một hiệp ước cho phép các máy bay quân sự của Mỹ sử dụng không phận của Nga để cung cấp quân dụng cho binh lính ở Afghanistan.

Nhưng rồi quan hệ Nga - Mỹ nhanh chóng xấu đi sau đó.

Cùng với bối cảnh bà Clinton luôn phê phán sự ngưỡng mộ mà đối thủ Trump dành cho ông Putin, lập trường cứng rắn của bà Clinton với ông Putin trong quãng thời gian bà làm ngoại trưởng, hẳn bà Clinton sẽ thể hiện chính sách cứng rắn với ông Putin nếu bà trúng cử Tổng thống Mỹ?

Kiều Lam

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.