Hiếu Trang Hoàng hậu tên thật là Đại Ngọc Nhi, sinh năm 1613, vợ của Hoàng Thái Cực - vị hoàng đế thứ 2 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.
Tương truyền, Đại Ngọc Nhi được mệnh danh là đệ nhất mỹ nhân của bộ tộc Mãn - Mông. Bà không chỉ xinh đẹp mà còn thông minh hơn người với khả năng nói thành thạo 3 thứ tiếng Mãn, tiếng Mông và tiếng Hán.
Đại Ngọc Nhi được gả cho Hoàng Thái Cực từ trước khi ông lên ngôi trị vì 1 năm, khi ấy bà mới 13 tuổi. Bà sinh cho Hoàng đế 3 cô công chúa và một hoàng tử đặt tên là Phúc Lâm.
Dưới thời trị vị của vua Hoàng Thái Cực, Đa Nhĩ Cổn - người em cùng cha khác mẹ với vua, dốc hết tâm sức để phò trợ Hoàng đế nên được vua hoàn toàn tin tưởng, phong cho làm Duệ Thân Vương, quyền lực và danh tiếng không hề thua kém Hoàng đế. Chính bởi thế, Đa Nhĩ Cổn có thể tự do ra vào cung cấm, tạo điều kiện cho việc ngoại tình của mình.
Về phía Hiếu Trang Hoàng hậu, bà lấy chồng từ sớm và kém chồng đến 20 tuổi. Mặc dù đã sinh đến 4 người con song nhan sắc, sự tươi trẻ vẫn chẳng vì thế mà phai nhạt đi. Trong khi đó, Đa Nhĩ Cổn lại đang ở tuổi thanh niên nên đã không thể dời mắt trước vẻ xinh đẹp của người chị dâuở ngay gần mình.
Một bên là trai trẻ, một bên là gái sắc, lại có cơ hội gần gũi nhau nên tình cảm giữa hai bên nảy sinh cũng là điều dễ hiểu. Nhưng xung quanh câu chuyện tình có nhiều ẩn khuất này, người ta cho còn có một vài lý do khác.
Một bên là trai trẻ, một bên là gái sắc, lại có cơ hội gần gũi nhau nên tình cảm giữa hai bên nảy sinh cũng là điều dễ hiểu (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).
Trong số đó, nhiều học giả cho rằng vì biết quyền lực của Đa Nhĩ Cổn nắm trong tay chỉ dưới chồng mình là Hoàng Thái Cực nên Hiếu Trang Hoàng hậu đã duy trì mối quan hệ ngoài luồng với người em chồng những mong sẽ giữ được ngôi cho con trai mình là Phúc Lâm lỡ khi Hoàng đế qua đời.
Tại vị được 17 năm, ở tuổi 52, vua Hoàng Thái Cực lâm bệnh qua đời vào tháng 9 năm 1643. Song ông không để lại chiếu thư chỉ định người thừa kế. Việc này đã gây nên sự tranh chấp ngôi vị trong nội bộ hoàng tộc triều Thanh giữa hai thế lực: một bên là Đa Nhĩ Cổn - người em cùng cha khác mẹ của Hoàng Thái Cực và một bên là con trai cả của Hoàng Thái Cực tên Hào Cách.
Trong tình cảnh tranh chấp gay gắt lúc đó, Đa Nhĩ Cổn - người có quyền lực nhất trong các Nghị Chính Đại Thần nhận thấy cán cân quyền lực giữa đôi bên ngang bằng nhau nên bất cứ bên nào lên ngôi cũng tạo ra xung đột và chiến tranh trong nội bộ nhà Thanh kéo dài.
Suy tính kĩ càng, Đa Nhĩ Cổn đã tính đến nước sẽ đưa một hoàng tử khác lên ngôi để ông có thể lợi dụng và điều khiển quyền hành. Bởi như thế, sớm hay muộn ngôi báu cũng thuộc về ông.
Cuối cùng hai bên chấp nhận giải pháp dung hòa là tôn lập Phúc Lâm, người con trai thứ 9 của Hoàng Thái Cực và Hiếu Trang Hoàng hậu lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Thuận Trị.
Ngay khi nhắm đến hoàng tử Phúc Lâm, người ta đã đặt nghi vấn về mối tình bí ẩn giữa Hiếu Trang Hoàng hậu và Đa Nhĩ Cổn. Bởi lẽ, tại sao trong vô số người con của vua Hoàng Thái Cực, ông lại nhắm đến Phúc Lâm để tôn lập lên ngôi Hoàng đế? Và chỉ sau này khi mọi chuyện được phơi bày thì nghi vấn trên mới được cho là có cơ sở.
Hoàng đế Thuận Trị lên ngôi khi mới 6 tuổi, mọi quyền lực trong triều đình được giao phó cho hai Nhiếp chính vương là Đa Nhĩ Cổn và Trịnh Thân Vương. Dưới sự hậu thuẫn của Đa Nhĩ Cổn, vua Thuận Trị đã đánh bại nhà Minh, thiết lập chế độ Thanh triều và trở thành ông vua Thanh đầu tiên lên ngai vàng ở Bắc Kinh. Sau đó, Thuận Trị đã phong cho Đa Nhĩ Cổn là Thúc phụ Nhiếp chính vương, nắm mọi quyền hành trong triều đình không khác gì một Hoàng đế.
Sau khi con trai lên ngôi, chuyện tình bí mật giữa Hiếu Trang hoàng hậu và Đa Nhĩ Cổn càng có cơ hội thêm gần gũi, sâu nặng. Song một người mưu mô, tham vọng và quyền lực như Đa Nhĩ Cổn không muốn phải giữ mối quan hệ vụng trộm như thế mãi. Ông quyết định cùng chị dâu công khai mối quan hệ. Đó cũng là bước đệm để ông tiến gần hơn tới ngôi vị Hoàng đế.
Cụ thể, Đa Nhĩ Cổn đã thực hiện một việc làm vô cùng táo bạo đó là đón chị dâu về dinh làm vợ cả của mình. Cuộc hôn nhân này được sự đồng ý của vua Thuận Trị, bởi khi ấy Thuận Trị còn quá nhỏ, Đa Nhĩ Cổn đã dùng mưu kế để vua hạ chiếu chỉ, và một khi đã có chiếu của vua, chẳng đại thần nào còn dám phản đối.
Như vậy, Đa Nhĩ Cổn đã hợp thức hóa mối tình vụng trộm của mình một cách thành công. Sau khi công khai trở thành vợ chồng, mọi nghi lễ trong triều đình đã được thay đổi theo ý của Đa Nhĩ Cổn. Quyền là Nhiếp chính vương nhưng các nhà sử học đánh giá người em cùng cha khác mẹ của Hoàng Thái Cực này chính là Hoàng đế không ngai của triều đình nhà Thanh.
Chính bởi thế, cũng không có gì sai khi nhiều người bảo vệ quan điểm cho rằng câu chuyện tình bí ẩn giữa chị dâu - em chồng trong triều đại nhà Thanh trên thực ra cũng là vì mục đích chính trị của đôi bên. Trong khi Hiếu Trang Hoàng hậu duy trì được ngôi báu cho con trai mình thì người tình - người em chồng của bà cũng nắm giữ quyền lực chẳng khác nào Hoàng đế.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, vào năm 1688, Đa Nhĩ Cổn đã đột ngột qua đời ở tuổi 38.
Theo Pháp luật & Xã hội