Một vết cắn của hổ mang chúa có thể làm cho một con sư tử trưởng thành chết ngay tại chỗ chỉ sau vài phút, chỉ cần 0,3g nọc rắn hổ sẽ giết chết một con trâu nặng hơn 2 tạ.
Chất độc thần kinh có trong nọc rắn khiến hệ thống thần kinh và cơ tê liệt hoàn toàn trong vòng 15 phút đến hai giờ, gây ra tình trạng buồn ngủ, mất ý thức, khó thở.
Các mô xung quanh vết cắn bị thâm, sưng lên và chết đi, gây ra nhiễm trùng, hoại tử và nạn nhân có thể phải cắt bỏ bộ phận cơ thể như chân, tay.
Không chỉ như vật, nọc độc rắn còn chứa độc tố cardiotoxin nguy hiểm, làm tăng huyết áp trước khi nhanh chóng chậm lại và khiến tim ngừng đập.
Dù có thể gây chết người nhưng y học lại dùng chúng để cứu người như chế tạo huyết thanh kháng nọc, chữa cho những người bị rắn cắn (huyết thanh chế từ nọc độc loài rắn nào chỉ dùng chữa cho người bị loài rắn đó cắn).
Mỗi loài rắn độc trong nọc độc của chúng đều chứa các chất có tác dụng lên một số bệnh nhất định của con người. Nọc độc của rắn hổ mang chúa có chứa một chất giúp giảm đau gấp 200 lần so với morphin, vì vậy chúng còn được dùng chế các thuốc giảm đau, chống viêm trong thấp khớp, đau cơ, đau dây thần kinh... dưới dạng tiêm hay thuốc mỡ.
Nọc rắn độc hổ mang ở Brazil có chất captopril gây hạ huyết áp rất nhanh khiến con mồi bủn rủn, tê liệt. Các nhà khoa học đã mô phỏng và chế tạo được chất này để chữa trị bệnh tăng huyết áp.
Từ nọc độc của rắn hổ mang, các nhà khoa học đã trích ra một chất có tên là contortrastin và captopril có khả năng khống chế tế bào ung thư, làm chậm sự lan truyền của các khối u. Loại nọc độc làm đông máu được ứng dụng chế tạo thuốc cầm máu, chống chảy máu nội tạng.
Tại Mỹ, các nhà khoa học phát hiện hợp chất Batroxobin, một enzyme có trong nọc độc hai loại rắn hổ lục ở Nam Mỹ, nếu được kết hợp với một loại gel nước có tên SB50 có tác dụng nhanh chóng làm lành vết thương sau phẫu thuật. Thử nghiệm trên chuột đã thành công.
Cứ 3cc nọc lấy từ rắn thì được 1gram khi đông khô. Nọc khô này được bọc kín trong vài lớp túi nilon, bởi chỉ cần ngửi thôi đầu óc đã choáng váng chẳng khác nào bị rắn hổ mang cắn.
Tuy nhiên, hiện nọc rắn do nhu cầu sử dụng ít nên nọc rắn có lấy ra cũng không bán được!
Xem thêm:
Thế giới động vật: “Gậy ông đập lưng ông”, rắn đuôi chuông chết thảm dưới hàm rắn nhà
Thế giới động vật: Rắn "nhà lành" tung chiêu kết liễu "ông trùm" nọc độc
Thế giới động vật: Kinh dị cảnh bắt cả tổ rắn độc bằng tay không và kem đánh răng
Mời quý độc giả tiếp tục đón đọc tuyến bài Món ăn đại gia với nhiều nội dung vô cùng hấp dẫn sẽ được xuất bản vào lúc 6h00 sáng hàng ngày trên báo điện tử Người Đưa Tin.
Minh Anh