Đừng quá ngạc nhiên bởi đây là miếng thịt bò đặc biệt được làm từ tế bào gốc.
Cha đẻ của miếng thịt bò đắt nhất hành tinh này chính là GS Mark Post thuộc ĐH Maastrick ở Hà Lan. Sau khi ra mắt công chúng, giá trị đắt đỏ của miếng thịt là điều đáng kinh ngạc, bởi miếng thịt bò này có giá tận 7 tỷ đồng.
Mỗi miếng thịt bò nhân tạo gồm 3.000 lớp mô cơ dài 3cm và rộng 1,5cm, mỗi lớp mô được nuôi từ một tế bào gốc, thịt sợi gần giống với thịt bò thật, nó có màu hồng.
Mỗi dải thịt được bắt đầu từ tế bào gốc của bò sau đó phát triển thành một dải các tế bào cơ khi nuôi dưỡng trong môi trường tổng hợp chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Các dải tế bào trải qua một thời gian sẽ trở nên dẻo dai như cơ thực sự.
Giáo sư Mark Post cho biết, ông tạo ra chúng từ các tế bào gốc trong ống nghiệm tại phòng thí nghiệm của ông ở Đại học Maastricht, Hà Lan.
Dự án này của ông để chứng minh thịt tạo ra trong phòng thí nghiệm có thể trở thành hiện thực và nó sẽ là giải pháp bền vững trong tương lai để sản xuất thịt bò, thịt gà và thịt lợn, từ đó cắt giảm hàng tỷ tấn khí thải nhà kính từ ngành chăn nuôi.
Thịt nhân tạo còn thích hợp với người ăn chay vì nó sẽ làm giảm đáng kể việc giết hại động vật.
Đến nay, người duy nhất ăn thịt nhân tạo là nhà báo người Nga với một mẫu thịt lợn trong chuyến thăm phòng thí nghiệm của giáo sư Post.
Thịt nhân tạo không hấp dẫn như một miếng thịt bò tươi, nhưng theo giáo sư Post thì nó có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.
Ông Mark Post nói: "Chúng tôi hy vọng thịt bò nhân tạo có thể giải quyết được nhiều vấn đề thực phẩm của thế giới hiện nay". Bánh kẹp thịt của chúng tôi làm từ các tế bào bắp thịt của một con bò, nó có mùi vị giống như thật", ông nói.
Vào hồi đầu năm 2020, các nhà khoa học Nga vừa phát triển thành công loại thịt ngựa nhân tạo từ tế bào gốc của ngựa với sự trợ giúp của các lò ấp đặc biệt mà không cần sử dụng kháng sinh và các loại thuốc khác có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Theo kế hoạch của ArtMeat (đơn vị chủ dự án nghiên cứu), phần thịt ngựa đầu tiên được nuôi cấy sẽ xuất hiện trong 3 năm tới. Và để có được một cục thịt hoàn chỉnh như sản phẩm thịt nuôi trồng thông thường, các nhà khoa học có thể phải cần tới 5-6 năm nữa.
Tới năm 2023, số thịt này sẽ xuất hiện trên các sạp thịt ở Nga. Theo tính toán, sau 5 năm nữa một kg thịt bò nhân tạo sẽ có giá bán lẻ vào khoảng 800 rúp (khoảng 290.000 đồng).
Chịu ảnh hưởng từ nhiều phong trào như 'ăn xanh' vì sức khỏe, bảo vệ môi trường và động vật, tại nhiều nước phát triển, nhất là Mỹ, các loại thịt có nguồn gốc thực vật (rau) đang thực sự bùng nổ.
Hãng Beyong Burger bán thực phẩm này tại hơn 35.000 điểm, trong đó có nhiều khu ăn uống tại các siêu thị. Với thành phần chính là đậu, gạo, củ dền,... Beyond Meat không chỉ thơm ngon mà còn có mùi vị, dưỡng chất, và màu sắc như những miếng thịt thượng hạng.
Minh Anh (Tổng hợp)