Món ăn giải độc, bồi bổ sinh khí từ cây nhà lá vườn

Món ăn giải độc, bồi bổ sinh khí từ cây nhà lá vườn

Thứ 2, 16/09/2013 17:42

Từ những dược thảo dễ tìm kiếm, lương y Nghĩa ( Ủy viên BCH Hội dược liệu TP.HCM) chia sẻ phương pháp bào chế thành những bài thuốc giải độc, bồi bổ cơ thể mang lại hiệu quả nhưng không hề tốn kém.

Bài thuốc giải độc, bồi bổ cơ thể bằng cây nhà lá vườn

Vườn thuốc của lương y Nguyễn Đức Nghĩa chi chít cành lá đan xen. Ông cho biết đó là thành quả sau bao năm rong ruổi sưu tầm cây thuốc quý trên khắp cả nước. Ông cho biết mọi người có thể tự chế biến món gỏi đinh lăng vừa là món ăn ngon lại vừa có công dụng chữa bệnh.

Cụ thể bài thuốc gỏi đinh lăng gồm các loại lá thảo dược sau: Lá cây đinh lăng (chủ đạo), bồ công anh, lá cây vọng cách, cúc tần, chùm ngây, lộc vừng, húng chanh, lá cây choại, ngũ gia bì gai, mắc mật, rau càng cua và vài quả khế.

Gia đình - Món ăn giải độc, bồi bổ sinh khí từ cây nhà lá vườn

Cây đinh lăng vị thuốc quý gần gũi với con người.

Tất cả đều hái lá non, đem rửa sạch, để ráo nước. Cách thức chế biến món gỏi được lương y Nghĩa hướng dẫn hết sức đơn giản: “Khế đem thái mỏng, cho tất cả dược liệu vào chiếc tô lớn, đổ thêm dầu vừng rồi bóp đều rau đến lúc hơi dập tinh chất tiết ra là có món ăn ngon lại trị được bệnh. Ngoài những dược liệu cơ bản trên có thể bổ sung lạc đã rang chín”.

Do hàm lượng lá đinh lăng chủ đạo nên bài thuốc có tên gọi là gỏi đinh lăng. Công dụng của món ăn kiếm bài thuốc trên theo lời ông Nghĩa giúp ổn định hệ tiêu hoá, giải độc và bổ dưỡng cơ thể. Ai đều có thể tự chế bài thuốc kiêm món ăn hằng ngày này mà không phải tốn kém cắc bạc.

Món gỏi đinh lăng dùng được cho tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Có thể ăn kèm gỏi rau với thịt gà, cá hấp sẽ tăng thêm hương vị thơm ngon.

Tương tự, ông Nghĩa chia sẻ thêm bài thuốc trị chứng đau khớp, lợi tiểu có tên “Vương bắc lưu hành” cũng hết sức dễ dàng bào chế. “Vương bắc lưu hành” gồm ba vị: dây thằn lằn (còn có tên vương bắc lưu hành hay dây trâu cổ, thuộc họ dâu tằm), tang kí sinh và ngưu tất.

Liều lượng mỗi dược thảo dao động từ 12 - 30g, tuỳ theo độ tuổi có thể gia giảm sao cho phù hợp. Dùng ba loại dược liệu trên cho vào ấm, đổ chừng 1 lít nước đun sôi khoảng 30 phút. Mỗi ngày uống một thang, chia thành 2 lần, có thể uống trước hoặc sau khi ăn.

Vị lương y lưu ý đối với bài thuốc này, nếu muốn áp dụng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai phải có hướng dẫn của thầy thuốc: “Hàng chục năm nay tôi chưa thấy xuất hiện bất kì tác dụng phụ nào, nước thuốc có vị hơi chát nhưng rất dễ uống. Thực tế cho thấy ngoài trị đau khớp, “Vương bắc lưu hành” còn có công dụng giảm mỡ máu, mỡ trong gan”, thầy Nghĩa bật mí thêm.

Trong trường hợp khó tìm kiếm dược liệu, người bệnh chỉ cần uống độc nhất dây trâu cổ vẫn mang lại công hiệu trị bệnh. Nguồn gốc bài thuốc như lời lương y Nguyễn Đức Nghĩa trình bày do mình học được từ sách dược cổ phương. Qua kiểm tra thực tế, ông được biết ở nhiều vùng đất người dân đã sử dụng dây trâu cổ trị bệnh lâu nay

Chỉ vào mớ bông trang đang phơi giữa sân, vị lương y cũng niềm nở bật mí: “Dùng khoảng 10-12g bông trang phơi khô để pha trà uống mỗi ngày có tác dụng trị bệnh đấy”. Theo lời ông, bông trang phơi khô là phương thuốc trị bệnh chảy nước mắt sống, mắt đỏ do gan nóng. Những người làm việc thường xuyên ngoài đường hoặc ngồi trước màn hình máy tính nhiều khiến mắt nhức mỏi nên dùng bài thuốc trên để bồi bổ thị lực, ổn định thần kinh.

Đối với bài thuốc bông trang, ông Nghĩa chỉ dẫn người bệnh uống trong vòng 7-10 ngày thì ngưng 1 tuần. Tiếp đó vẫn duy trì việc sắc trà bông trang uống nhưng liều lượng giảm đi phần nữa: “Nếu uống thuốc liên tục có thể gây tổn thương đến hệ tiêu hoá. Khi nào xuất hiện những triệu chứng như tiêu chảy phải giảm thuốc liền”, thầy Nghĩa chỉ dẫn.

Gia đình - Món ăn giải độc, bồi bổ sinh khí từ cây nhà lá vườn (Hình 2).

Lương y Nghĩa chia sẻ công dụng trị bệnh của bông trang phơi khô

Bồi bổ sinh khí với bài thuốc ngâm rượu

Nói về nguồn gốc bài thuốc này, lương y Nghĩa cho hay đây là “bảo bối” của sư phụ ông, tức GS Đỗ Tất Lợi truyền dạy lại. Phần ông chỉ đảm nhận nhiệm vụ gia giảm, hoàn thiện bài thuốc hơn mà thôi. Cụ thể thang thuốc ngâm rượu có ba loại dược liệu, liều lượng mỗi vị 20g gồm: Nhân sâm, thiên môn đông và thục địa (tức củ sanh địa đã qua bào chế).

Phân tích tỉ mỉ mỗi loại dược liệu trên, thầy Nghĩa cho biết nhân sâm có tác dụng bổ năm tạng là : Tâm, can, tì, phế, thận. Qua đó đại bổ nguyên khí. Dược liệu thiên môn đông còn được gọi thiên môn, củ tóc tiên có vị ngọt, đắng, tính đại hàn.

Đây là vị thuốc chuyên dùng dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt. Dùng để chữa trị các chứng ho. Riêng vị thục địa có cách bào chế khá kì công hơn, phải trải qua 9 lần chưng, 9 lần phơi: “Thục địa vị ngọt, tính hơi ôn. Nó có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm bổ thân, làm đen râu tóc, chữa hen suyễn”, vị lương y nói.

Tất cả dược liệu trên đều bào chế bằng cách sao vàng hạ thổ, sau đó đem ngâm với 1 lít rượu trắng có nồng độ từ 40-500 . Thời gian ngâm ít nhất 3 tuần lễ, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần chừng 30ml.

Thầy Nghĩa cho hay nếu cơ thể khoẻ mạnh uống nhiều hơn vẫn được nhưng không nên lạm dụng và chú ý khi uống nhiều cần pha loãng. Lưu ý không nên uống rượu thuốc trong trường hợp cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Với bài thuốc ngâm rượu, thầy Nghĩa cho biết có thể thay thế nhân sâm bằng rễ đinh lăng (ít nhất trên 3 năm tuổi) phơi khô, liều lượng 30g. Tác dụng của rượu thuốc là phục hồi sức khoẻ, tái tạo sinh khí hao tổn một cách nhanh chóng. Chất rượu ngọt bùi, dễ uống.

Theo Xa lộ pháp luật

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.