Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng

Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng

Thứ 7, 06/02/2021 | 14:39
0
Xót xa khi con gái hỏi mẹ: “Vì sao bố không chơi với con?", đó là một phần sự đánh đổi cho những bức ảnh báo chí ấn tượng về dịch Covid của PV ảnh Phạm Trọng Tùng.

Ngọn lửa nghề thôi thúc trên “mặt trận thông tin”

Những bức ảnh báo chí không chỉ là khoảnh khắc được lưu giữ đơn thuần bởi một thiết bị giá trị, mà đó còn là tâm huyết được đánh đổi bằng những giọt mồ hôi và nước mắt. Để có được đứa con tinh thần ưng ý, người phóng viên ảnh luôn phải đặt mình vào dòng chảy sự kiện để cảm nhận rõ rệt nhất.

Những ngày đầu tháng 2/2020, khi những thông tin đầu tiên về dịch Covid-19 chỉ mới bắt đầu xuất hiện trên các kênh thông tin, báo chí của Việt Nam, phóng viên ảnh Phạm Trọng Tùng (SN 1994, tòa soạn Đời sốngPháp luật) đã quyết tâm lên đường để thực hiện sứ mệnh “cầu nối” thông tin đến độc giả.

Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng

Phóng viên ảnh Phạm Trọng Tùng nhớ lại những kỷ niệm ấn tượng giữa dịch Covid-19.

Tùng tâm sự, thời điểm ấy, chưa có nhiều kiến thức liên quan đến dịch bệnh, bản thân cũng chưa thể lường trước mức độ nguy hiểm của căn bệnh đến nhường nào, nhưng tinh thần của một người phóng viên tiên phong trên “mặt trận thông tin” đã thôi thúc anh gói ghém hành trang, tìm lên tận “cửa ngõ phía Bắc” để tác nghiệp.

“Tâm niệm, gặp vấn đề “nóng” là lên đường, nên khi nắm được thông tin cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong những điểm nóng đầu tiên, tôi không có thời gian để chần chừ. Đặt chân đến xứ Lạng, sau những thủ tục không mấy dễ dàng, cuối cùng, tôi cũng trở thành phóng viên đầu tiên vào được khu cách ly tại Việt Nam, Trung đoàn 123 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn)” - Tùng nhớ lại thời điểm bắt đầu chuyến công tác đặc biệt.

Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 2).

Phạm Trọng Tùng (thứ ba, từ trái sang) nhận giải A.

Thử nếm trải cuộc sống 14 ngày trong khu cách ly, người phóng viên bắt đầu dâng trào cảm xúc với mọi khoảnh khắc thường nhật: “Mặc dù, mới đầu, vì chưa có nhiều thông tin liên quan đến dịch bệnh, tôi cũng khá lo lắng và hồi hộp, nhưng vẫn luôn tự nhắc mình phải hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt, nhìn nỗi khó khăn, vất vả của các y, bác sĩ và các chiến sĩ “quay cuồng” trong những ngày này, tôi càng có thêm động lực và cảm hứng cho các tác phẩm của mình”.

Nỗi lo lắng về dịch bệnh khi đó khiến Tùng cẩn thận đeo khẩu trang hai lớp tác nghiệp giữa đêm, kính bị hấp hơi, nhiều bức ảnh chỉ được anh bấm nút bằng cảm giác và kinh nghiệm, dự đoán khoảng cách và điểm lấy nét chứ không thể nhìn thấy bằng mắt.

Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 3).

Tùng trong một lần tác nghiệp.

Vốn là một người sợ độ cao, Tùng bộc bạch, có những lúc phải leo lên đường mòn để cùng đi tuần tra biên giới giữa đêm, khi chân bước hụt hoặc đạp phải một hòn đá, trượt một cái, cũng đủ khiến anh “thót tim”. Chính một trong những lần “thót tim” trên mặt đường trơn trượt đó, đã khiến Tùng bị ngã, làm vỡ ống kính máy ảnh.

Nỗi niềm biết tỏ cùng ai

Những khó khăn trong chuyến tác nghiệp ấy dường như chẳng đáng nhắc đến đối với Tùng, bởi lẽ, anh đã quá quen với những thử thách và mỗi khi chinh phục được một điều kiện ngoại cảnh càng hiểm hóc, anh lại càng phấn chấn. Nhưng điều khiến anh “tan vỡ” nhất chính là chuỗi ngày trở về Hà Nội sau khi hoàn thành chuyến công tác. Để tự cách ly tại nhà, Tùng gọi điện, báo trước để vợ và con gái ở tầng 3, còn mình thì xuống tầng 2 “bế quan tỏa cảng”.

“Lo lắng bản thân có thể sẽ lây bệnh cho gia đình, nên tôi đã dặn vợ lấy cơm, để sẵn ở ngoài hành lang, sau khi ăn, tôi cũng phải xịt khử khuẩn rồi mới trả lại vị trí cho cô ấy dọn dẹp. Mặc dù đang ở cùng một ngôi nhà, nhưng gia đình ba người lại chẳng thể cùng nhau ăn một bữa cơm trọn vẹn. Có lẽ, với tôi, may mắn nhất lúc đó chính là vẫn được ăn cơm vợ nấu mỗi ngày. Còn biết bao người vẫn đang “trực chiến”, suốt cả mấy tháng ròng rã sau đó cũng chưa được nếm hương vị ngọt ngào như vậy” - chàng phóng viên ảnh 27 tuổi chia sẻ.

Sau phút hóm hỉnh, Tùng bất chợt lại có vẻ trầm ngâm khi nhắc đến cô con gái 3 tuổi: “Điều khiến tôi thương nhất trong những ngày ấy chính là con gái tôi bị tủi thân. Từ lúc bố trở về Hà Nội, con bé thấy bố không bế nó như sau những chuyến công tác trước. Trái lại, thấy bố vẫn ở nhà, nhưng lại không hề tỉ tê, ôm nó vào lòng. Mỗi lần con bé lén thò đầu qua khe cửa để nhìn trộm bố, bị bố phát hiện thì đều nghiêm mặt quát, khiến con bé giật mình, tủi thân.

Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 4).

Con gái nhỏ luôn quấn quýt bên bố, ngay cả trong một số lần tác nghiệp.

Có một hôm, nó rưng rưng hỏi mẹ: “Mẹ ơi, vì sao bố ở nhà mà không chịu chơi cùng với con? Bố không thương con nữa hả mẹ?”. Tôi nghe mà nhói lòng, nhưng con bé mới 3 tuổi, làm sao giải thích nổi...”.

Vậy là sau chuyến công tác xa nhà gần một tuần, Tùng lại tiếp tục phải cách ly với người thân hai tuần, hơn nửa tháng không được ôm con gái trong lòng chính là điều khiến anh hụt hẫng nhất. “Tôi chỉ sợ, sau 14 ngày không bế con thì con sẽ giận bố, dỗi không thèm chơi với bố nữa...” - anh bật cười.

Một lần khác, sau khi tác nghiệp trở về nhà, nghe thông tin có một ca nghi nhiễm vừa tiếp xúc, Tùng hối hả giục vợ con “di tản” về quê. Sau khi ca nghi nhiễm đó có kết quả âm tính, anh mới “thở phào” nhẹ nhõm. “Đó là kỷ niệm từ những ngày đầu khi mới biết đến dịch bệnh. Sau này, có thêm nhiều thông tin, hiểu rõ hơn, thông tin được bộ Y tế cập nhật thường xuyên hơn, tôi đã không còn căng thẳng như trước” - anh kể.

Đáp lại những khoảnh khắc dấn thân và sự đánh đổi bằng những giây phút không được quây quần ấm áp bên gia đình suốt nhiều ngày liền, những tác phẩm ảnh báo chí về dịch Covid-19 của Phạm Trọng Tùng đã ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng trong các cuộc thi ảnh báo chí năm 2020.

Bức ảnh giải A giữa màn sương mờ mịt

Để theo chân các chiến sĩ bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ, phóng viên cũng phải theo sát nhịp sinh hoạt, đi cùng đi, ngủ cùng ngủ. Thậm chí, giây phút các chiến sĩ có thể nghỉ ngơi, phóng viên vẫn miệt mài tác nghiệp. Vừa thiếu ăn, thiếu nước, khoác trên vai chiếc ba-lô nặng trĩu với hàng loạt thiết bị, đôi chân gần như tê dại vì lạnh vẫn bước đều theo quán tính.

Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 5).

“Bộ đội biên phòng dựng lán trắng đêm canh giữ biên giới phòng dịch Corona” của tác giả Phạm Trọng Tùng.

Chia sẻ về bức ảnh Bộ đội biên phòng dựng lán trắng đêm canh giữ biên giới phòng dịch Corona đã giành giải A trong cuộc thi ảnh “Ấn tượng Việt Nam mùa Covid-19”, tác giả Phạm Trọng Tùng nhớ lại: “Hôm ấy, trời vừa mưa xong, đường trơn trượt như được rải một lớp dầu, khó khăn lắm tôi mới có thể vừa di chuyển theo sát những bước chân của các chiến sĩ mang đôi giày quân dụng, vừa nắm bắt được diễn biến xung quanh, bởi tầm nhìn có phần bị hạn chế do độ ẩm cao. Đêm khuya, sương lạnh phủ quanh mình mờ mịt, không gian bốn bề tĩnh mịch, các chiến sĩ trực chốt đốt lửa để sưởi ấm đến tận tảng sáng. Tôi giơ máy, “bắt” ngay khoảnh khắc ấm áp ấy giữa hoang vu đất trời”.

Một số khoảnh khắc được ghi lại trong chuyến tác nghiệp đáng nhớ trong mùa dịch Covid -19 :

Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 6).
Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 7).
Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 8).
Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 9).
Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 10).
Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 11).
Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 12).
Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 13).
Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 14).
Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 15).
Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 16).
Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 17).
Tin nhanh - Một cú bấm máy, không được ôm con hơn nửa tháng (Hình 18).

Cẩm Mịch

(Ảnh: NVCC)

"Không được kỳ thị người cách ly để họ an tâm hợp tác chống Covid-19"

Thứ 6, 05/02/2021 | 17:01
Việc một số cư dân tòa nhà 88 Láng Hạ khi về đến tòa nhà thấy bị phong tỏa thì rất lo lắng, nhất là trong dịp Tết nên không dám về nhà là tâm lý có thể hiểu được.

Người Đưa Tin Pháp luật đoạt giải A “Ấn tượng Việt Nam mùa Covid -19"

Thứ 6, 23/10/2020 | 19:04
Tại lễ trao giải, bộ Y tế cùng hội Nhà báo Việt Nam đã tổng kết và tuyên dương các tác phẩm phát thanh truyền hình và các tác phẩm ảnh báo chí.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Tô Lâm: Hải Phòng thực hiện bằng được mục tiêu giảm tội phạm

Thứ 5, 09/05/2024 | 18:36
Đây là đề nghị của Bộ trưởng Tô Lâm tại cuộc làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ Tp.Hải Phòng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh địa phương.

Thông xe toàn tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 30/6

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:22
Bộ GTVT đang đốc thúc Ban Quản lý dự án, các doanh nghiệp thi công cao tốc Diến Châu - Bãi Vọt hoàn thành các hạng mục còn lại của dự án vào 30/6.

Hải Phòng: 50 gian hàng dự Triển lãm quốc tế điều khiển và tự động hóa

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:07
Các gian hàng tập trung vào các lĩnh vực mô hình hóa, mô phỏng và điều khiển quá trình sản xuất, công nghệ vật liệu, năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Cảng container Cái Mép được cho phép đón tàu hơn 214.000 DWT giảm tải

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:07
Sau 4 năm thử nghiệm, Bộ GTVT đã chính thức chấp thuận cho CMIT tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải.

Học viện Ngân hàng ra mắt Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, ĐMST

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:00
Trung tâm sẽ trở thành đầu mối trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của HVNH, tạo ra một bước tiến cho việc phát triển các công nghệ.
     
Nổi bật trong ngày

Cần đến hơn 174.500 tỷ đồng đầu tư các tuyến đường kết nối cao tốc

Thứ 4, 08/05/2024 | 13:55
Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bố trí nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư hệ thống nút giao, đường kết nối với các cao tốc.

Xúc động Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn"

Thứ 5, 09/05/2024 | 09:10
Những câu chuyện về cuộc đời và hành trình nuôi chí lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện một cách chân thực và đầy xúc động trong chương trình này.

Nghệ An: 4 tháng đầu năm 2024 đã giải ngân gần 989 tỷ đồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:55
UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị giao ban toàn tỉnh về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và 3 chương trình MTQG.

Bộ GTVT ủng hộ nghiên cứu chuẩn bị đầu tư cao tốc Phủ Lý - Nam Định

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ GTVT cho rằng việc Thủ tướng giao UBND tỉnh Nam Định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Phủ Lý - Nam Định là có cơ sở.

Hải Phòng: 50 gian hàng dự Triển lãm quốc tế điều khiển và tự động hóa

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:07
Các gian hàng tập trung vào các lĩnh vực mô hình hóa, mô phỏng và điều khiển quá trình sản xuất, công nghệ vật liệu, năng lượng mới, năng lượng tái tạo.