Một đề tài khoa học mà mất 7 năm thì sao bắt kịp được thế giới?

Một đề tài khoa học mà mất 7 năm thì sao bắt kịp được thế giới?

Hà Công Luân

Hà Công Luân

Thứ 4, 19/07/2017 20:21

Đó là ý kiến của ông Phùng Đức Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tại buổi làm việc với trường đại học Thái Nguyên ngày 19/7.

Ngày 19/7, ông Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với ĐH Thái Nguyên.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã nghe PGS.TS Trần Thanh Vân – Trưởng ban Ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (ĐH Thái Nguyên) báo cáo về kết quả hoạt động khoa học, công nghệ của đại học Thái Nguyên thời gian qua, đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị trong thời gian tới.

Giáo dục - Một đề tài khoa học mà mất 7 năm thì sao bắt kịp được thế giới?

Ông Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và GS. TS Đặng Kim Vui – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc đại học Thái Nguyên đồng chủ trì buổi làm việc.

Ông Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề cao những cố gắng của ĐH Thái Nguyên trong việc góp phần phát triển khoa học, công nghệ. Ông cũng chỉ ra những mặt còn tồn tại làm chậm quá trình nghiên cứu của Việt Nam nói chung và ĐH Thái Nguyên nói riêng.

Ông Tiến nói: “Nếu cứ cách làm khoa học như này thì kết quả cũng chỉ qua những con số và báo cáo thôi, chúng ta không thể bắt kịp khoa học quốc tế. Tại sao tôi nói vậy, vì thời gian của 1 sản phẩm khoa học, công nghệ rất ngắn. Công nghệ bây giờ là cập nhật chứ không phải đổi mới như xưa nữa. Quy trình rất phức tạp, đề xuất ý tưởng, họp hội đồng, đăng lên các cổng thông tin, tổ chức đấu thầu, duyệt nội dung, thẩm tra tài chính, cấp kinh phí rồi làm mới ra sản xuất thực tiễn, một quy trình như vậy cũng phải mất 6 – 7 năm. Đấy là chưa kể tình trạng đáng buồn là việc đề xuất ý tưởng mà không được “lobby” thì rất ít khi trúng, trừ trường hợp quá xuất sắc. Nếu với cách làm như vậy thì không thể đuổi kịp và bắt nhịp được khoa học thế giới”.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Phan Xuân Dũng đánh giá cao những kết quả về khoa học, công nghệ mà đại học Thái Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Ông Dũng nhấn mạnh, thời gian tới, hoạt động khoa học, công nghệ đạt kết quả cao, đại học Thái Nguyên cần làm tốt 3 nội dung.

Cụ thể: Phát huy mọi nguồn lực hiện có cùng với sự ủng hộ của các bộ, ngành để tập trung phát triển, đồng thời phải liên tục đổi mới, tự đổi mới để thích ứng với xu thế của thời đại. Đặc biệt, cần không ngừng khơi lên niềm tự hào, truyền thống là chiếc nôi đào tạo ra nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, từ đó giáo dục truyền thống hiếu học, lòng ham mê nghiên cứu khoa học, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học công nghệ mang thương hiệu, dấu ấn của ĐH Thái Nguyên.

Công Luân

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.