Một loạt website quảng cáo sai chất lượng thực tế: Xử lý thế nào?

Một loạt website quảng cáo sai chất lượng thực tế: Xử lý thế nào?

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 3, 24/09/2019 16:32

Cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế) vừa thông tin một loạt website quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đảm bảo chất lượng. Việc quảng cáo sai chất lượng thực tế sẽ bị xử lý thế nào?

Nhiều website bị “bêu tên”

Mới đây, cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế) thông tin, hiện có nhiều website quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đảm bảo chất lượng, quảng cáo quá mức công dụng của sản phẩm, sử dụng hình của bác sĩ và cơ sở, đơn vị y tế để quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm là thuốc chữa bệnh, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Cụ thể, thời gian vừa qua, trên website Ksol.vn quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ksol. Website viensui-rockman.com quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Rockman; website duocphamhocvienquany.com, fucommin-nano.net quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nano Fucomim.

Tin nhanh - Một loạt website quảng cáo sai chất lượng thực tế: Xử lý thế nào?

Hình ảnh bác sĩ bị mạo danh quảng cáo cho sản phẩm, và Website viensui-rockman.com quảng cáo sản phẩm TPBVSK Rockman.

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) Rockman  được Công ty  Cổ Phần Nori Organic (Địa chỉ Số 6 ngách 61, ngõ 1002 đường Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm TPBVSK GHV Ksol được Công ty  Cổ phần dược phẩm Goldhealth Việt Nam (Địa chỉ Số 26 tổ 30A, khu đô thị Đồng Tàu, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm TPBVSK Nano fuconmin được Công ty  Cổ phần Thiết bị vật tư Y tế Nam Việt (Địa chỉ Liền kề U05-49 khu D, Khu đô thị mới Dương Nội, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm.

Người tiêu dùng phải cảnh giác

Theo khảo sát của PV báo điện tử Người Đưa Tin, hiện nay không chỉ trên các website mà trên nhiều trang fanpage, facebook cá nhân có nhiều bài quảng cáo, chia sẻ thậm chí mạo danh của những người nổi tiếng, lương y để quảng cáo thổi phồng công dụng của sản phẩm.

Trước thông tin cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế) nêu, luật sư Nghiêm Quang Vinh, Giám đốc công ty Luật TNHH Nghiêm Quang (đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết: “Cần kiểm tra lại quảng cáo có câu “đây là thực phẩm chức năng, không thay thế thuốc chữa bệnh hay không?”. Còn về mặt pháp luật, hiện nay có quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. Do đó, tất cả những trường hợp cơ quan chức năng phát hiện ra đều tiến hành xử phạt, quảng cáo quá mức, xử phạt hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.

Tuỳ vào tính chất, mức độ và có gây ra những tác hại thế nào thì sẽ có mức xử phạt theo từng điều khoản”.

Cũng nói thêm về việc sử dụng hình của bác sĩ và cơ sở, đơn vị y tế để quảng cáo, luật sư Vinh cho biết đây là hiện tượng lừa dối khách hàng, đưa tin sai sự thật.

“Người tiêu dùng nên cảnh giác với những lời quảng cáo có cánh, tránh tiền mất tật mang”, luật sư Vinh chia sẻ.

Bên cạnh đó, trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, cục An toàn thực phẩm, bộ Y tế cũng khuyến cáo người tiêu dùng không mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nano fuconmin, GHV Ksol và Rockman trên các trang website/internet nêu trên.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.