Theo văn hóa truyền thống của người Việt Nam, ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm sẽ diễn ra hai lễ lớn là lễ Vu Lan báo hiếu và lễ Xá tội vong nhân.
Hai lễ này về cơ bản là hoàn toàn khác nhau, hai tập tục khác hẳn nhau về ý nghĩa theo văn hóa của người Việt.
Theo đó, lễ Vu Lan là một là dịp để con cháu báo hiếu, tỏ lòng hiếu thuận đến cha mẹ, còn ngày xá tội vong nhân là ngày các vong hồn người chết được tha tội một ngày, trở về nhà thăm con cháu.
Trong ngày Rằm tháng Bảy, có những vật quả cấm kỵ để dâng lễ.
Hoa quả nhựa
Một số gia đình cho rằng hoa quả giả có thể để cả năm và tiết kiệm về mặt kinh tế nên thường xuyên đặt chúng trên bàn thờ.
Tuy nhiên, đây là một đại kỵ bởi nó thể hiện sự không thành kính với thần linh, tổ tiên. Do đó, tuyệt đối không được đặt đồ giả lên bàn thờ.
Tùy theo điều kiện gia đình, gia chủ có thể chọn những loại quả phù hợp với kinh tế, không cần đắt tiền nhưng phải thể hiện tấm lòng thành kính và sự tôn nghiêm khi thắp hương, cúng bái thần linh, tổ tiên.
Trái cây có gai nhọn
Việc đặt những quả có gai nhọn được hiểu là phá vợ sự bình yên, mang đến chông gai tới với gia đình và làm ảnh hưởng đến sự bình an, sức khỏe của mọi người.
Do đó, khi chọn trái cây để thắp hương, gia chủ nên lựa những quả có hình tròn, thể hiện sự sung túc, đoàn viên, đủ đầy…
Trái cây có hình thù bị méo
Những quá méo mó, da sần sùi, nhiều vết sẹo do ông đốt hay vỏ xước xát sẽ mang lại nguồn năng lượng xấu, không nên đặt lên bàn thờ kẻo làm ảnh hưởng đến vận may, sức khỏe, tài lộc của gia đình.
Trái cây chín nẫu, dập nát
Các loại trái cây chín nấu hoặc dập nát không thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với bề trên. Ngoài ra, nó còn có thể thu hút các loại ruồi, muỗi, sâu bọ đến quầy rầy sự thanh tịnh ở khu vực thờ tự. Do đó, khi mua trái cây để thắp hương, gia chủ nên lựa những quả xanh hoặc vừa chín tới, không dập nát.
Bên cạnh những điều cấm kỵ về lễ quả, gia chủ còn phải chú ý để mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy bên cạnh thể hiện sự đủ đầy còn là tấm lòng thành kính của gia chủ để cầu mong một năm mới may mắn, suôn sẻ.
Rau xào
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy nhất định phải có món rau xào. Bạn có thể lựa chọn tùy thích với các loại rau sẵn có như cải chíp xào nấm hương hoặc rau xào thập cẩm. Nếu cho thêm các thực phẩm chay bán sẵn như tôm chay, mề chay thì món xào sẽ ngon hơn.
Canh nấm hạt sen
Ninh hạt sen và nấm đông cô cho chín mềm rồi cho cà rốt cắt miếng mỏng cùng nấm bào ngư vào đun sôi. Cho tiếp đậu phụ cắt miếng vừa ăn và cần tây xắt khúc vào, nêm vừa gia vị rồi múc ra bát.
Đậu phụ chiên tiêu
Đậu phụ tươi (loại đóng hộp) cắt xúc xắc to thấm khô nước tẩm với hỗn hợp bột chiên tôm giòn, gia vị, hạt tiêu (đánh sền sệt với nước hoặc có sữa tùy khẩu vị). Cho vào rán vàng trong chảo ngập dầu. Để ráo bớt dầu thì xếp ra đĩa trang trí. Bạn có thể cho thêm ít hành tươi để món ăn hấp dẫn hơn.
Nem chay
Nem chay trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy được làm như nem rán bình thường, chỉ có điều bạn nên bỏ các thực phẩm mặn như thịt, tôm, cua, trứng. Nước chấm thì thay nước mắm bằng gia vị (bạn dùng đường vàng thì món nước chấm vẫn có màu đẹp như pha bằng nước mắm).
Miến trộn
Trộn đều miến (đã ngâm mềm và cắt ngắn vừa ăn) cùng với ớt chuông, cà rốt thái sợi, đậu phụ (thái mỏng rán vàng) với dầu mè, dấm, đường, muối, nước cốt chanh (tỉ lệ như pha nước chấm nem). Để miến ngấm gia vị khoảng 15’ rồi múc ra đĩa, rắc lạc lên trên và trang trí với rau mùi.
Như thế bạn đã có một mâm cúng Rằm tháng Bảy đầy đủ với các món chay đẹp mắt.
Chúc bạn thành công không khi bắt tay vào làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy.
Trang Dung (Tổng hợp)