Những con đường bong tróc, những đồng ruộng um tùm nhưng không có bóng dáng của một chiếc máy móc công nghiệp nào, đó là những gì Paula Hancocks thấy được qua cửa kính của chiếc xe buýt chở các phóng viên đi tham quan Triều Tiên.
Dưới đây là bài viết của Paula về những gì cô được chứng kiến:
Người quân nhân giám sát đi cùng nhắc tôi tắt camera đi và tôi nhanh chóng hiểu được lý do.
Sự nghèo nàn tôi được thấy qua cửa sổ xe buýt ắt hẳn là điều không mong muốn. Chúng tôi đang đi du lịch từ thị trấn Hyangsan, mất 3 giờ về phía Bắc của Bình Nhưỡng để trở lại thủ đô. Đây là con đường duy nhất để trở lại vì con đường chính và các tuyến đường khác đã bị ngập lụt.
Các tòa nhà trong tình trạng xuống cấp, một số nhìn hầu như không thể ở được. Cư dân của thị trấn nhỏ này đi bộ hay ngồi bên đường, nhiều người dường như có ít việc để làm. Vài người đàn ông trông nghiêm chỉnh mặc bộ quần áo màu nâu đứng lặng lẽ trên các góc phố. Không thể biết họ là ai có làm việc hay có liên quan gì đến một Đảng phái hay đơn vị Quân đội nào hay không, nhưng rõ ràng, họ như đang quan sát xung quanh.
Mặc dù người lái xe đang đi càng nhanh càng tốt qua các khu vực dân cư, bạn vẫn có thể cảm nhận được người dân đang bị theo dõi.
Hàng chục người đàn ông đang làm việc ở vùng ngoại ô thành phố. Họ đang xây dựng một bức tường đá ngăn dòng nước lũ để bảo vệ vườn cây của họ. Những tảng đá được vận chuyển bằng tay và xếp chồng lên nhau mà không cần chất kết dính. Lực lượng lao động này được thấy nhiều lần ở vùng nông thôn Bắc Triều Tiên, tôi thấy không có thiết bị hạng nặng để giúp người dân xây dựng hay trồng trọt.
Một người đàn ông cắt tỉa hàng rào với một lưỡi hái gỉ, một người đàn ông khác sửa chữa vỉa hè bằng tay và một chiếc rìu. Xe cộ rất hiếm, hầu hết mọi người đi bộ hoặc đi xe đạp.
Trở lại vùng nông thôn, tôi ngạc nhiên bởi rất nhiều đất đã được canh tác. Liên Hiệp Quốc cho biết 1/4 trẻ em của nước này bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, nhưng tôi có thể nhìn thấy từ xa những cánh đồng ngô, gạo, lúa mì và ngũ cốc. Ở giữa mùa mưa, cảnh quan tươi tốt và đặt ra câu hỏi về sự thu hoạch và phân phối nguồn thực phẩm này.
Trên đường đến Hyangsan, khu vực thường có nhiều khách du lịch đổ về, chúng tôi dừng lại tại một số trạm kiểm soát quân sự. Mỗi khi được biết rằng chúng tôi không thể đi tiếp bởi những con đường đã bị ngập nước, những người giám sát nói với tôi đợi cho đến khi có xác nhận rằng con đường đã bị thiệt hại đáng kể. Một mặt của một con đường hai làn đã bị phá hủy hoàn toàn, nước ngập bên dưới khoảng 20 feet. Hai người lính đang ngồi trên xe đạp và nhìn một cách bất lực. Đây được xem là một trong những con đường chính ở Triều Tiên nhưng những thiệt hại gây ra có thể mất vài tháng để sửa chữa, theo một quan chức quân sự đi cùng chúng tôi.
Thị trấn Hyangsan giăng đầy cờ đuôi nheo và áp phích cho việc cử hành kỷ niệm 60 năm chiến tranh Triều Tiên, được người Triều Tiên gọi là "Ngày Chiến thắng." Phụ nữ lúi húi bên vệ đường nhổ những đám cỏ dại, những người khác đang quét sạch đường phố bằng một nhánh cây. Lễ kỷ niệm rõ ràng được mở rộng ra khỏi thủ đô.
Cảnh quan chính ở đây tuyệt đẹp. Những rặng núi nhô lên từ lớp sương mù bao phủ trên con sông, nguồn nước nuôi dưỡng những cư dân ở đây. Một cậu bé nhỏ câu cá bằng một tấm lưới thô sơ. Cậu kéo chiếc lưới gắn vào một miếng gỗ và kéo ngược trở lại, hy vọng sẽ bắt được cái gì đó. Gần đó, một gia đình giặt quần áo trên sông cho ta thấy rằng, nguồn nước này thực sự là một điều xa xỉ cho cuộc sống ở đây.
Khách sạn chúng tôi đang ở không có nguồn cung cấp nước đều đặn. Ở vùng hạ lưu, một người đàn ông đang dùng xà phòng để gội đầu và giặt quần áo của mình. Bỗng nhiên một quan chức không biết từ đâu xuất hiện không cho tôi quay phim nữa.
Tôi thấy hai mặt Triều Tiên khác nhau trong chuyến đi này, khu vườn đẹp đẽ được chuẩn bị chu đáo, có những khu vực bị cấm tham quan của các ngôi chùa Phật giáo Pohyon với đền thờ được bảo quản hoàn hảo.
Và cảnh nghèo nàn thoắt ẩn thoắt hiện mà tôi thấy qua ô cửa xe buýt.
C.K (theo CNN)