Mua bán súng trên mạng công khai: Mức xử phạt có khiến người mua sợ?

Mua bán súng trên mạng công khai: Mức xử phạt có khiến người mua sợ?

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 2, 09/11/2020 09:20

Sau vụ nam sinh viên đại học GTVT tử vong do trúng “đạn lạc” mới đây, dư luận lo ngại việc xử lý các hành vi buôn bán trái phép súng trên mạng không đủ sứ răn đe.

Nhấp chuột là tìm được địa chỉ mua súng tự vệ, súng săn

Theo ghi nhận của PV, chỉ bằng một vài thao tác tìm kiếm đơn giản là người mua có thể tìm được các trang rao bán vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên mạng xã hội như: mua bán trao đổi súng quân dụng, chuyên k54, k59 tự vệ, shop súng tự vệ bằng đạn cao su và đạn đồng,…

Trên các trang mạng xã hội Facebook, YouTube còn xuất hiện nhiều hội nhóm, kênh video giới thiệu, rao bán các loại súng với mẫu mã đa dạng, bắt mắt và có giá tới cả chục triệu đồng. Súng săn thông dụng được quảng cáo trên mạng xã hội chủ yếu là loại PCP Condor hay Airsoft có mẫu mã giống AK47,G36C, K54, Colt, súng bắn tỉa,…

Pháp luật - Mua bán súng trên mạng công khai: Mức xử phạt có khiến người mua sợ?

Một loại súng được rao bán trên mạng (Ảnh cắt màn hình)

Trên 1 shop chuyên ráo bán shop súng tự vệ, người bán đăng kèm số điện thoại để khách hàng gọi điện trao đổi trực tiếp, mua bán nhanh chóng nhất. Để quảng cáo về sản phẩm, người bán còn đăng kèm clip quảng cáo chi tiết từng loại súng. Về giá cả thì tùy từng loại súng mà người bán niêm yết cả giá bên dưới từ 3 đến 18 triệu đồng, ví dụ súng Zoraki 906 được rao bán 11 triệu đồng…

Theo tìm hiểu ngoài các loại súng săn PCP, còn có các loại súng Airsoft vỏ nhựa, metal sử dụng gas bắn đạn bi nhựa hoặc chì. Những loại súng này rất nguy nguy hiểm, khi bắn vào mắt có thể bị mù hoặc gây thương tích trên cơ thể nếu không mang đồ bảo hộ.

Trên thực tế, việc mua bán các loại súng tự vệ, súng săn trên mạng diễn ra khá công khai, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý không ít đối tượng buôn bán, thu giữ nhiều loại súng khác nhau.

Pháp luật - Mua bán súng trên mạng công khai: Mức xử phạt có khiến người mua sợ? (Hình 2).

Rao bán súng công khai trên mạng (Ảnh chụp màn hình).

Mới đây, Công an quận Ô Môn, TP.Cần Thơ đã triệt phá cơ sở mua, bán các loại súng săn, phụ kiện súng săn và sửa chữa súng săn. Theo đó, ngày 22/10, đội Cảnh sát hình sự, phối hợp Công an phường Châu Văn Liêm đã tiến hành kiểm tra hành chính tại nơi ở của Nguyễn Văn Dũng (42 tuổi, ngụ khu vực 5, phường Châu Văn Liêm).

Lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ số lượng lớn linh kiện súng săn gồm: 17 báng gỗ súng hơi truyền thống CBG, 16 ống kính ngắm hồng tâm Discovery, hai nòng súng săn Sumo, một hộp đạn chì, tám ốp lót sún, bốn tay cầm súng, hai bá súng... cùng nhiều tang vật liên quan.

Tại cơ quan công an, bước đầu Dũng khai đã thuê nhà từ tháng 8-2020 để hoạt động mua, bán các loại súng săn PCP, FX, phụ kiện súng săn và sửa chữa súng săn. Thông qua mạng xã hội Zalo Dũng tìm kiếm khách hàng và thỏa thuận về giá cả. Sau đó linh kiện sẽ được vận chuyển qua bưu phẩm, chuyển fax nhanh. Hiện vụ việc đang được Công an quận Ô Môn tiếp tục điều tra làm rõ.

Trước đó, ngày 8/10, Công an huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) cho biết, đang tiến hành điều tra đối tượng Đào Duy Khánh (20 tuổi, ngụ tại ấp 4, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) về hành vi tàng trữ nhiều súng, đạn trái phép.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát Công an huyện Cẩm Mỹ đã phát hiện ra đối tượng Khánh (nghiện ma tuý) đang tàng trữ 1 khẩu sung Rulo kim loại ZP-5 cùng với 10 viên đạn. Làm việc với lực lượng chức năng, Khánh khai nhận vào khoảng tháng 8/2020, có lên mang xã hội facebook dùng tài khoản cá nhân để mua 1 khẩu súng cùng số đạn từ một đối tượng (không rõ lai lịch) với số tiền 9,6 triệu đồng. Giữa 2 bên thoả thuận sẽ giao dịch bằng cách thanh toán tiền qua hình thức chuyển khoản, còn “hàng” sẽ được giao qua xe khách.

Từ thực trạng trên, các chuyên gia pháp lý cảnh báo, thời gian vừa qua liên tục xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng như cố ý gây thương tích, giết người, đe dọa giết người, cướp tài sản liên quan đến việc sử dụng súng (vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, súng săn...)  có thể một phần do việc mua bán các loại hung khí quá dễ dàng. Thế nhưng, các biện pháp quản lý và chế tài xử lý dường như chưa đủ mạnh để giải quyết triệt để tình trạng mua bán các loại súng gây nguy hiểm cho người khác và chính người sử dụng.

Xử phạt, cần thêm ”liều thuốc” mạnh

Theo nhận định của LS. Phạm Tuấn Anh (đoàn Luật sư Bắc Ninh), theo điều 4 của Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017 có quy định về các nguyên tắc quản lý sử dụng vũ khí, vũ khí quân dụng. Theo đó, chỉ có những người có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới được phép quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng.  Việc sử dụng vũ khí bắt buộc phải có giấy phép.

Về chế tài xử phạt, LS.Tuấn Anh cho rằng, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ đối với các mặt hàng súng trên khá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Cụ thể, Điều 10 của nghị định 167 năm 2013 của Chính Phủ có quy định về sử dụng vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo, đồ chơi nguy hiểm bị cấm và mức phạt như sau: Phạt sử dụng vũ khí trái phép nhưng chưa gây hậu quả thì bị phạt từ 2-4 triệu đồng. Mua bán vận chuyển trái phép vũ khí bị phạt từ 10-20 triệu đồng.

Về hình sự, luật Hình sự có điều từ 304-306 quy định đối với các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng hoặc là các vũ khí thể thao, chất liệu nổ đều được quy định trong luật hình sự. Đối với  người sử dụng, chiếm đoạt vũ khí quân dụng có thể chịu mức án cao nhất lên đến chung thân. “Điều này trong pháp luật hình sự, mức phạt đã triệt để và đạt yêu cầu về mức răn đe nhưng mức xử phạt hành chính còn thấp”, LS. Tuấn Anh nhận định.

Trước tình hình rao bán vũ khí, công cụ hỗ trợ phức tạp trên không gian mạng, nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng mức xử phạt để xử lý nghiêm các hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng, trong đó có các hành vi rao bán vũ khí và công cụ hỗ trợ trên mạng xã hội. 

Tối 30/10, trung úy công an Nguyễn Xuân T. (ở quận Đống Đa, Hà Nội) mang khẩu súng dạng súng hơi mua trên mạng ra quán nước gần nhà ngồi cùng bạn bè để khoe và không để ý bên trong súng  có đạn. Do bất cẩn đã thử bóp cò khiến một nam sinh viên năm thứ 4 (ĐH GTVT) ở cách đó khoảng 40m không may bị trúng đạn. Trung úy công an cùng những người bạn chạy đến giúp đỡ  đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, nạn nhân tử vong.

NPV

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.